Bài Hát Cánh Hồng Phai Bb Trần

Bài Hát Cánh Hồng Phai Bb Trần

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát vào playlist thành công

Hoài Đức A chắp cánh ước mơ hồng - Bài hát truyền thống Trường THPT Hoài Đức A

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là danh sách những bài hát do Trần Thiện Thanh sáng tác. Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam có nhiều sáng tác nổi tiếng. Sự nghiệp âm nhạc của ông trải dài tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cho tới lúc qua đời tại Hoa Kỳ.

Từ lúc quen nhau chưa nói một lời gì, tỏ tình ta mến nhau Nhiều đêm ngắm sao, mơ ước duyên mình bền lâu, suốt đời tình thắm sâu Nhớ thương đầy vơi, mộng thấy ai mỉm cười, Làn môi xinh tuyệt vời Để rồi buồn ơi, ánh trăng soi còn đó, và nghe hơi gió biết rằng mình vừa mơ Khi yêu hồn như nở hoa xây mộng tuyệt vời, Nắm tương lai trong bàn tay một câu nói thôi Đôi khi gặp nhau, muốn khơi nhưng rồi lại thôi, Nói ra e lệ, hồn theo gió trôi Hôm nay nhìn xe kết hoa xuôi ngược nẻo đường, Gửi thư trao cho người yêu, vài câu luyến thương Hân hoan hồn như nở hoa, trông chờ hồi âm, Đắng cay trong lòng chỉ thấy thiệp hồng Chiều tím không mây, đường cũ bước lần về, buồn nghe day dứt tim Nhìn xe kết hoa màu trắng ngỡ rằng mình mơ, Pháo hồng vui tiễn đưa Lá thu chậm rơi từng lá nghe buồn buồn tưởng bước ai tìm về. Mở rộng vòng tay đón em nhưng nào thấy, Sầu dâng lên tim biết bao giờ cho khuây?

Một người bạn gửi cho tôi bài trên của Trần Thị Hồng Sương, chắc lấy từ một diễn đàn nào đó ở hải ngoại, nói rằng ở đoạn cuối tác giả có nói đến tên tôi, nên muốn thông tin cho tôi biết. Anh bạn cho biết một phần nội dung của tác giả là ở trong bài “Tỉnh Thức Trên Mặt Trận Tri Thức” tác giả viết trước đây, và anh bạn cũng khuyến cáo tôi là “Trần Thị Hồng Sương là một khuôn mặt tranh đấu cho dân chủ nổi tiếng ở trong nước và được nhiều diễn đàn chống Cộng ở hải ngoại đăng bài”. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được bài của bạn bè như vậy vì họ biết tôi không có thì giờ đọc các group-talk cũng như các website sặc mùi chống Cộng, ngoại trừ tiengnoigiaodan và VietCatholic mà đôi khi tôi cũng ghé vào để xem trình độ viết lách và hiểu biết của các bậc trí thức Công giáo về chính tôn giáo của họ đã đi đến đâu.

Tôi chưa từng đọc Trần Thị Hồng Sương và rất ít quan tâm đến chính trị bên nhà, nhưng một khuôn mặt nổi tiếng ở trong nước như vậy mà lại chiếu cố đến tôi thì quả là một hân hạnh rất bất ngờ cho tôi. Vì vậy nên tôi bắt buộc phải đọc bài trên để xem tại sao tác giả Trần Thị Hồng Sương lại chiếu cố đến một Việt kiều già ở hải ngoại như tôi. Tất cả những gì tác giả viết về tôi chỉ vỏn vẹn trong có một câu cuối cùng trong bài, nguyên văn: ”Xin những ai hay trích dẫn Bertrand Russell như Ông Trần chung Ngọc hãy hiểu cho đúng lầm lạc của nước Pháp. Xin đừng tự nguyện làm trạng sư cho phía sai của lịch sử ! “ Tôi muốn biết tại sao “hay trích dẫn Bertrand Russell” lại phải “hiểu cho đúng lầm lạc của nước Pháp”. Quả thật là khó hiểu cái ý trong câu văn kỳ quặc này. Nhưng dù sao thì tôi cũng muốn biết lầm lạc của nước Pháp là như thế nào, và nếu chỉ đọc một bài trên thì không biết gì nhiều về tác giả, cho nên tôi vào Internet tìm đọc thêm hai bài của tác giả, bài về lá cờ vàng, và bài về Hoàng Sa, Trường Sa. Và từ đó tôi có thể nhìn rõ con người của tác giả hơn.

Trước hết, tôi có một nhận xét tổng quát về tác giả Trần Thị Hồng Sương. Trong ba bài mà tôi đọc, tác giả viết ra ngoài chủ đề rất nhiều và về nhiều vấn đề, nhiều khi chẳng ăn nhập gì với nhau, danh từ thông dụng gọi là “lạc đề”. Có lẽ tác giả muốn chứng tỏ cho độc giả thấy mình là người đọc rộng hiểu nhiều. Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua chúng ta cũng có thể thấy ngay là kiến thức của tác giả thuộc loại hời hợt, phiến diện, thiếu chính xác và có nhiều sai lầm. Tác giả viết với nhiều thiên kiến, nghiên cứu vấn đề chưa đến nơi đến chốn, nhiều điều tác giả viết đã lỗi thời và không còn thích hợp với bối cảnh lịch sử ngày nay, văn phong lủng củng, ý tưởng lộn xộn và tối nghĩa, hiểu biết nông cạn.. Xin quý vị độc giả hãy đọc kỹ những đoạn văn mà tôi trích dẫn. Nhận định của tác giả về lịch sử Việt Nam và cuộc chiến ở Việt Nam phải nói là rất yếu kém. Và sự hiểu biết của tác giả về Bertrand Russell cũng như về Jean Paul Sartre không thể gọi là hiểu biết, nhất là về điều mà tác giả cho là Bertrand Russell và Jean Paul Sartre đã sai lầm khi “điên cuồng chống Mỹ” và “thiên Cộng”. Nhiều thiên kiến của tác giả thuộc loại chống Cộng cực đoan và rất quen thuộc trên những diễn đàn chống Cộng ở hải ngoại. Những nhận xét này sẽ được chứng minh trong phần phê bình sau đây.

Trước hết chúng ta hãy đọc vài đoạn của Trần Thị Hồng Sương viết về Brian Đoàn. Tôi không ở Cali, không hề biết Brian Đoàn là ai, cho nên bài phê bình này thuộc loại phân tích vấn đề chứ không thuộc cảm tính phe phái. Tác giả viết:

Lầm lạc của Brian Đoàn hay nhiều nhà kinh doanh được chánh quyền cộng sản tâng bốc mời gọi là không khó hiểu. Do ngây thơ chánh trị, do tình cảm cùng là người một nước, không được học về chánh trị xã hội để có đủ bản lĩnh nhìn sâu một vấn đề phức tạp như chánh trị, sống theo cảm xúc ước mong được quý trọng nên rất dễ không thấy ra động cơ thân thiện đó để làm gì.

Không biết bà Dược Sĩ Trần Thị Hồng Sương đã tốt nghiệp khoa chánh trị xã hội từ đại học nào, bà không nói, vậy thì tôi phải đoán mò nhưng rất có thể đúng, đó là đại học Bolsa có “Tổng Hành Dinh” ở khu Phúc Lộc Thọ, cho nên mới lên tiếng chê một nghệ sĩ như Brian Đoàn không được học về loại chánh trị này. Nhưng mà tại sao một nghệ sĩ hay các nhà kinh doanh hay bất cứ ai khác không phải là các chánh trị gia ở khu Phúc Lộc Thọ lại phải nhìn sâu một vấn đề phức tạp như chánh trị Bolsa mà thực chất không phải là chánh trị mà chỉ là “Thói đời đối kháng” [Mượn từ của Hồng Y Phạm Minh Mẫn]?? Mặt khác, tác giả đã lấy lòng mình để đo lòng người khác, cho rằng ai làm việc gì cũng ước mong được quý trọng. Ở trên cõi đời này, có rất nhiều người làm việc tốt mà không truy cầu bất cứ điều gì.

Cộng đồng người Việt đại khái gồm có ba khuynh hướng khác nhau. Một là kéo dài mối thù hận Quốc-Cộng và chống Cộng chết bỏ. Hai là nhìn về tương lai của đất nước, ném quá khứ lại đàng sau, và nếu có làm được gì để góp phần xây dựng đất nước thì cứ làm dù biết rằng Việt Nam còn nhiều vấn nạn xã hội cần phải giải quyết. Ba là tuyệt đại đa số thầm lặng, chỉ muốn yên ổn làm ăn nơi xứ người, nuôi con cái học hành thành người. Lớp người thứ hai nhìn đến tương lai xa của đất nước, muốn đóng góp cho đất nước về phát triển kinh tế, kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho người dân để cho họ có đời sống kinh tế khá hơn, dần dần có nhiều giới trung lưu hơn, căn bản để đi đến dân chủ, nhưng tác giả Trần Thị Hồng Sương lại cho đó là sai lầm. Tác giả chống Cộng khi không còn Cộng hay chống cả dân tộc.? Luận điệu giống y như của một số người cực đoan chống cái hồn ma Cộng sản ở hải ngoại, hô hào không mua hàng của Việt Nam, không gửi tiền về Việt Nam, không du lịch Việt Nam v..v.. để cho dân đói khổ và cho rằng như vậy thì Cộng sản sẽ dẹp tiệm, và cho đó là phương sách chống Cộng hữu hiệu nhất trong khi thực ra là đần độn nhất. Tại sao? Vì những người này rất ít hiểu biết về tình trạng trong nước, đâu có phải Nhà Nước VN chỉ sống nhờ vào người Việt hải ngoại? Họ cũng còn không biết đến tình người Việt Nam trong nền văn hóa Việt Nam, cho nên những lời hô hào phản quốc hại dân của họ chẳng được ai nghe, chỉ như tiếng của vài con lạc đà(n) trong sa mạc.

Trong ba lớp người này thì lớp thứ nhất, tuy chỉ là thiểu số, nhưng hung hăng, cuồng tín to tiếng nhất, và cũng làm nhục đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhiều nhất vì những hành động côn đồ, hiếp đáp, phi tự do, nhân quyền của một số thuộc thành phần thấp kém, ít học trong xã hội Mỹ, những hành động mà những người có học, có hiểu biết không ai lại làm như vậy. Họ cho rằng, đã là người Việt di cư mà không chống Cộng là sai lầm, người nào không chống Cộng như họ tất nhiên phải là thân Cộng, hay nếu có hành động nào có màu sắc chính trị không hợp với ý của họ thì họ tìm đủ mọi cách để chụp mũ, vu khống v..v…, vì họ không thể chấp nhận quan điểm nào khác với họ, dù họ đang sống trên một đất nước tự do, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng. Đây chính là nguyên nhân của những cuộc biểu tình chống đối mọi thứ ở trong các vùng “gió tanh mưa máu” [mượn từ của Tú gàn]: Người Việt, VietWeekly, Ca sĩ cải lương Bạch Tuyết, Nhạc trịnh Công Sơn, triển lãm nghệ thuật, một bức hình người ta chụp Đỗ Ngọc Yến hơn 10 năm trước v..v…..

Gần đây, ở San Jose, vụ vận động để bãi nhiệm Madison Nguyễn bị thua trong cuộc bỏ phiếu ngày 3 tháng 3, 2009. Nhưng đám người vận động bãi nhiệm không học được bài học về thái độ của John McCain đối với Obama sau khi thua, nên vẫn tiếp tục lên tiếng chụp mũ, mạ lỵ Madison Nguyễn. Tất cả những hình thức chống đối trên chỉ chứng tỏ có một điều: sự thiếu tự tin và hoảng hốt của nhóm người chống đối trước những chuyện nhỏ nhặt thật sự chẳng đáng quan tâm trong một xã hội tự do và tôn trọng nhân quyền như xã hội Mỹ.. Họ cho rằng những người đã chạy Cộng sản mà bây giờ có thể quay đầu theo Cộng vì một bài ca, một bức hình, một bức tranh, hay bất cứ một cái Nghị Quyết nào hay sao? Họ đã quá coi thường trình độ và ý thức chính trị của người Việt hải ngoại, vô hình chung đã đã làm cho đa số người Việt di cư chán ngán vì những hành động vô ý thức của họ. Với ý thức chính trị ấu trĩ như vậy mà họ đòi tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở trong nước. Thật là tức cười.

Tuy ở trong nước, nhưng ở trong tâm cảnh của lớp người thứ nhất, tác giả Trần Thị Hồng Sương cho rằng tất cả những người thuộc lớp thứ hai đều lầm lạc, và dù Brian Đoàn chưa hẳn là thuộc lớp người thứ hai, chỉ dính đến biểu tượng của Cộng sản trong một bức hình cũng là lầm lạc. Nhưng khi tác giả đặt song song tên Tố Hữu bên cạnh Brian Đoàn thì chúng ta thấy chủ đích của tác giả muốn nói gì, nhưng hoàn toàn lạc lõng vì Tố Hữu và Brian Đoàn là hai nhân vật hoàn toàn khác nhau, khác từ con người đến bối cảnh chính trị, thời gian, không gian. Tác giả viết: Lầm lạc của Brian Đoàn…, làm như tác giả tự cho mình cái quyền phán xét người khác dựa trên thiên kiến của mình. Cái thói đời đối kháng của những người chống Cộng nhưng thiếu đầu óc là luôn luôn dùng thủ đoạn dựng lên một người rơm để rồi tự tay mình quật nó xuống.

Cho rằng Brian Đoàn “thiên Cộng”, “ngây thơ chính trị” v..v… rồi quy kết Brian Đoàn là “lầm lạc” theo thiên kiến của mình, trong khi chính mình không có tư cách gì để phê phán Brian Đoàn một cách dựa theo cảm tính cá nhân, và trong khi tác phẩm của Brian Đoàn còn gây nhiều tranh cãi vì bản chất tương đối của một tác phẩm nghệ thuật, là một điều không có một trí thức nào có trình độ làm. Không có một luận cứ nào hợp lý để bảo Brian Đoàn là lầm lạc chỉ vì anh ta đã chụp bức hình đó rồi trưng bày trong một cuộc triển lãm nghệ thuật và đã làm một số người hiểu lầm khó chịu.

Brian Đoàn thuộc giới nghệ sĩ trẻ, sống lên trong xã hội Mỹ, có những suy tư riêng của anh ta, và có lối nhìn nghệ thuật riêng của anh ta. Khi một nhúm người, vì lòng hận thù Quốc-Cộng kéo dài một cách phi lý một chiều trên 30 năm ở hải ngoại, để rồi nhìn bất cứ cái gì trong cộng đồng cũng qua màu sắc chính trị, thì đó chính là sự yếu kém tri thức của nhúm người này, nhất là khi họ có những hành động trái ngược hẳn với tinh thần tự do và tôn trọng nhân quyền ở trên đất nước mà họ đang sống.

Tôi không chấp nhận những hành động có thể nói là thiếu đầu óc của nhúm người này, nhưng tôi thông cảm với họ, vì trình độ và sự hiểu biết của họ về cuộc chiến Quốc-Cộng rất giới hạn, cho nên họ nuôi dưỡng thù hận một chiều, phi lý. Và chúng ta cũng nên biết rằng phần lớn những người chống bất cứ cái gì dính đến Cộng sản là thuộc thế lực đen, alias Công giáo, và thực chất chống Cộng của họ là “chống Cộng cho Chúa” hay nói đúng hơn, chống Cộng để được làm nô lệ cho Vatican.

Vụ cờ vàng của giới trẻ và giới chăn chiên Công giáo ở Sydney năm ngoái chứng tỏ như vậy. Họ bị cái vòng kim cô của Công giáo xiết chặt trên đầu, di hại của nền đạo lý Thiên La - Đắc Lộ, một nền đạo lý phi dân tộc, và từ phi dân tộc đi đến phản dân tộc là một bước ngắn như lịch sử đã chứng minh. Nhưng họ chỉ nhìn thấy cái kim trong mắt Cộng sản chứ không thấy cái đà trong mắt Công giáo.

Lịch sử những tội ác của Công giáo vượt xa lịch sử những tội ác của Cộng sản. Có một điều mà tác giả Trần Thị Hồng Sương ra sức “chống Cộng” mà không hiểu là: nếu thực sự chánh quyền Việt Nam hiện nay là Cộng sản như chúng ta thường hiểu thế nào là Cộng sản thì không làm gì còn Trần Thị Hồng Sương để mà viết những bài như trên. Cho nên, đối với Trần Thị Hồng Sương cũng như đối với những người chống Cộng, cái hồn ma Cộng sản vẫn là cái bung xung họ đưa ra để câu một số khách không có mấy đầu óc. Vì vậy tôi bảo là tác giả viết về Cộng sản đều là những chuyện đã lỗi thời. Chúng ta hãy đọc tiếp Trần Thị Hồng Sương:

Brian Đoàn làm khác nhưng chưa dám nói ngược với cộng đồng vì vẫn xác định mình chống Cộng thì nên nhận xét về tài năng hội họa kém hơn là chống lại cộng đồng. Khi Cộng đồng cho rằng bức tranh dễ gây hiểu lầm thì Brian Đoàn phải bỏ đi nếu không thì đó sẽ là ngụy biện khó tha thứ không thể thông cảm .

Câu viết khá lủng củng này phản ánh chủ trương chỉ đạo văn hóa, bản chất là phi dân chủ, vi phạm nhân quyền và mạ lỵ giới nghệ sĩ. Tài năng hội họa không phải để cho những con bò mộng Tây Ban Nha đánh giá và phê bình. Cộng đồng là tập thể những người Việt di cư ở Cali. Những người chống cuộc triển lãm nghệ thuật F.O.B II chỉ là một nhúm người trong cộng đồng, và không có tư cách pháp lý hay hợp lý nào để nói thay cho tiếng nói của cả cộng đồng.

Cho rằng nhúm người này là cả “cộng đồng” là lạm dụng từ ngữ. Tại sao Brian Đoàn chưa dám nói ngược với “cộng đồng” (sic)? Chính vì những hành động hung hăng có tính cách côn đồ hạ cấp của một số nhỏ người, thí dụ như Lý Tống, trong “cộng đồng”. Khi một số người cho rằng bức tranh dễ gây hiểu lầm, thì đó là chuyện của số người hiểu lầm chứ không phải là chuyện của tác giả bức tranh. Và nếu chỉ vì sự hiểu lầm của một số ít người, không phải của tất cả “cộng đồng”, mà bức tranh phải bỏ đi thì đó là “cường đạo cưỡng ép công lý”. Và do đó Brian Đoàn có cần đến sự tha thứ của bất cứ ai không, và ai tự cho là mình có đủ tư cách hay có quyền tha thứ cho Brian Đoàn? Tác giả Trần Thị Hồng Sương nổi tiếng là tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền nơi quê nhà, vậy thì quan niệm về tự do, dân chủ và nhân quyền của tác giả là như thế nào? Với những điều tác giả viết như trên thì phải chăng đó là tự do, dân chủ, nhân quyền của một nhúm người ở Bolsa, chuyên biểu tình hò hét to tiếng?

Brian Đoàn hấp thụ nền giáo dục khai phóng của nước Mỹ, và có những suy tư riêng tư dựa trên những kiến thức mà anh ta thu thập được trong môi trường đại học, trên Internet v..v… Tự do tư tưởng, tự do trình bày nghệ thuật theo cảm tính riêng là một quyền tự nhiên, cho nên đối với anh ta, một số hành động của lớp người trước có tính cách áp đặt, khó có thể phù hợp với đường lối suy nghĩ và hiểu biết của anh ta. Tôi thấy cần phải nhắc cho tác giả Trần Thị Hồng Sương về sự lạm dụng từ “cộng đồng” của tác giả qua một đoạn viết bằng tiếng Anh của Viet Nguyen, và tôi cho rằng lớp người chống đối một bức hình nên cảm thấy ngượng khi một người trẻ đáng tuổi con cháu chúng ta viết lên những câu này.

Tôi từ chối không tin rằng cộng đồng những người Mỹ gốc Việt chỉ gồm những người hò hét to tiếng nhất và đòi hỏi mọi người phải nhìn nhận là chỉ có niềm đau thương của họ là đáng kể nhất. Những người này là một phần của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhưng còn có biết bao nhiêu người khác với những ý tưởng, cảm giác, và cách nhìn thế giới khác nhau. Những cách nhìn này là gì? Tôi không biết chắc, vì tất cả những tiếng nói này không được nghe đến. Người Mỹ gốc Việt sợ không dám nói ra để rồi bị hò hét đả đảo bởi một nhóm tự nhận danh nghĩa của cộng đồng.

[I refuse to believe that the Vietnamese American community is composed of the people who shout the loudest and who demand everyone acknowledge that their pain is the pain that matters the most. These people are a part of the Vietnamese American community, but there are so many more people with so many more ideas, feelings, and ways of seeing the world. What are these ways? I’m not sure, because all those voices are not being heard. Vietnamese Americans are afraid to speak out and be shouted down by the one group that claims for itself the name of the community.]

Chúng ta nên để ý là Viet Nguyen đã nhấn mạnh đến cụm từ “Vietnamese American” chứ không chỉ là “Vietnamese”, có lẽ để nhắc nhở là, làm công dân Mỹ, sống trên đất Mỹ, thì phải xử sự theo tinh thần tự do, dân chủ, khai phóng của Mỹ, chứ đừng làm những gì để nhục đến gốc gác Việt Nam của mình. Thật vậy, người Mỹ sẽ nghĩ sao khi hai Tổng Thống của họ đã đến Việt Nam, đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng và dưới tượng Hồ Chí Minh, và nay thấy một số người Mỹ gốc Việt lại hung hăng chống đối một bức hình trong một cuộc triển lãm nghệ thuật chỉ vì trong đó có lá cờ đỏ và bức tượng Hồ Chí Minh nhỏ. Thật quả là nhúm người này đã nhân danh cộng đồng để tạo tiếng xấu cho cộng đồng. Họ hành động không suy nghĩ, theo cảm tính cá nhân, và bất kể đến tập thể.

Chúng ta hãy đọc vài câu khác tác giả phê bình Brian Đoàn:

Ca tụng, thân thiện Cộng Sản là lầm lạc đã nhiều người tài cao hơn Brian Đoàn làm rồi và ân hận rồi… Còn Brian Đoàn làm ra một tác phẩm mà cứ phải mắng khán giả là hiểu không đúng ý mình thì Brian Đoàn e rất bất tài cần xin lỗi cộng đồng !

Tôi không hiểu tác giả Trần Thị Hồng Sương nổi tiếng ở trong nước là vì cái gì? Có lẽ anh bạn tôi cho tôi thông tin sai lầm là tác giả nổi tiếng ở trong nước, tôi cho rằng tác giả chỉ nổi tiếng trong giới chống Cộng vô não ở hải ngoại vì cùng hội cùng thuyền với họ. Thật vậy, vì một bức hình mà quy kết Brian Đoàn là ca tụng, thân thiện Cộng sản là một cách chụp mũ rất ấu trĩ. Hơn nữa, câu sau chứng tỏ tác giả không hiểu gì về nghệ thuật, nghệ thuật vì nghệ thuật, l’art pour l’art (Théophile Gautier et al…). Một bức hình, một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật là để cho người coi thưởng thức. Thưởng thức như thế nào, tất cả tùy thuộc sở thích và trình độ của người coi.

Tôi lấy một thí dụ bản thân. Tranh của Pablo Picasso bán cả triệu đô la, nhưng tôi coi như vẽ bùa, trong khi tôi lại thấy một bức tranh thủy mạc của Tàu giá khoảng 10 đô-la lại đẹp hơn nhiều. Điều này tuyệt nhiên không có nghĩa là tranh của Picasso vô giá trị, và tài năng hội họa của ông ấy kém, chỉ là tôi không hiểu ông ấy vẽ cái gì cho nên không thưởng thức nổi. Nếu tôi nói với Picasso là tranh của ông trông như vẽ bùa và ông ta mắng tôi là không hiểu gì về tranh của ông ấy, thì Picasso có phải là một họa sĩ bất tài và phải xin lỗi tôi không? Hơn nữa cái gọi là “cộng đồng” của tác giả chỉ là một nhóm nhỏ, và chúng ta không thể gạt ra ngoài giả thuyết là có thể họ không biết gì về nghệ thuật, và ở trong tâm cảnh là chỉ nhìn thấy màu đỏ là húc như những con bò mộng Tây Ban Nha. Thật vậy trên Viet Weekly, trong bài “Hồn Ma Và Xương Khô”, tác giả Vi Nhân có viết:

Những nhóm biểu tình phản đối không quan tâm đến nghệ thuật. Họ cũng chẳng mong có đối thoại với VALAA. Mục đích và động cơ thuần túy của họ như đã từng xảy ra trong những cuộc biểu tình trước đây và sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai thì vẫn là về chính trị.

Nhưng mang chính trị ra để áp bức nghệ thuật hay tự do báo chí là điều không thể chấp nhận ở trên nước Mỹ này. Và vấn đề chính ở đây là nếu chúng ta có phát dị ứng trước tấm hình đó thì chúng ta có quyền không ngó tới nó, nhưng tại sao lại tước bỏ quyền ngó đến nó của những người khác. Nếu tất cả cộng đồng không đi xem triển lãm, không ngó đến bức hình đó, thì bức hình đó chẳng có ảnh hưởng gì đến cộng đồng. Ai cho nhóm người chống đối đó cái quyền quyết định thay cho mọi người khác trong cộng đồng. Có vẻ như tác giả Trần Thị Hồng Sương không quan tâm đến điều này. Tôi không lạ, vì chỉ bằng vào hai câu trên, khoan nói đến khá nhiều câu khác trong bài, tôi cho rằng tác giả Trần Thị Hồng Sương cũng chẳng khác gì những người “chống Cộng cực đoan” hay “chống Cộng cho Chúa” ở hải ngoại, nhưng càng chống thì càng để lộ ra trình độ kiến thức kém cỏi và quan niệm hẹp hòi của mình.

Tôi cho rằng từng đó về Brian Đoàn cũng có thể cho chúng ta biết tác giả Trần Thị Hồng Sương là bậc trí thức ở cỡ nào. Bây giờ tôi sang đến câu tác giả nói về tôi:

”Xin những ai hay trích dẫn Bertrand Russell như Ông Trần chung Ngọc hãy hiểu cho đúng lầm lạc của nước Pháp. Xin đừng tự nguyện làm trạng sư cho phía sai của lịch sử ! “

Vì tác giả không nói rõ là tôi đã trích dẫn Bertrand Russell những gì và trong bài nào nên tôi không thể nhớ là đã trích dẫn Bertrand Russell ở đâu, về chủ đề nào, và bao giờ. Tôi chỉ nhớ rằng, trong vài bài viết nghiên cứu về Ki Tô Giáo tôi có trích dẫn câu sau đây của Bertrand Russell:

“Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.”

(I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history – I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)

Nhưng đây là nhận định của Bertrand Russell về Giê-su so với các bậc hiền tài như Đức Phật và Socrates, chẳng liên quan gì đến chuyện Russell “điên khùng chống Mỹ” hay “thiên Cộng”.

Nhưng sự lầm lạc của nước Pháp là như thế nào? Theo tác giả Trần Thị Hồng Sương thì vì Pháp chống Mỹ cho nên Pháp lầm lạc. Tác giả viết:

Chống Mỹ như lầm lạc của Pháp thì….; Ông Tổng Thống pháp sang Mỹ làm lành và muốn chấm dứt thời chống Mỹ. Pháp bây giờ nằm trong liên minh Châu Âu muốn được ủng hộ phải bỏ sai lầm chống Mỹ vô lối !

Câu ”Xin những ai hay trích dẫn Bertrand Russell như Ông Trần chung Ngọc hãy hiểu cho đúng lầm lạc của nước Pháp. Xin đừng tự nguyện làm trạng sư cho phía sai của lịch sử ! “ của tác giả muốn nói, theo tôi nghĩ, vì Bertrand Russell chống Mỹ nên cũng phạm phải sự sai lầm như nước Pháp, và vì tôi trích dẫn Bertrand Russell nên tôi cũng sai lầm và đứng về phía sai của lịch sử. Như vậy thì phải chăng theo Mỹ, ca tụng tất cả những gì Mỹ làm, là đứng về phía đúng của lịch sử??

Nhưng tại sao hầu hết thế giới lại ghét Mỹ? [Why Do They Hate Us?] Đây có phải là một nghịch lý và là một dấu hỏi lớn không? Thử sang Pháp thì sẽ biết người dân Pháp nghĩ về Sarkozy và Mỹ như thế nào. Tôi tin rằng tác giả Trần Thị Hồng Sương không biết gì về Mỹ cho nên mới vọng Mỹ như trên. Trong cuộc xâm chiếm Iraq, chỉ có Anh là đồng minh của Mỹ và bị dân Anh phản đối, và nay Anh đã đang rút quân ra khỏi Iraq. Pháp không hề tham dự và còn lên tiếng chỉ trích. Và ngày nay người ta thấy Pháp đúng, Mỹ đang sa lầy ở Iraq và đang tìm cách rút ra. Ngày nay, Mỹ là cường quốc bậc nhất trên thế giới, nhưng Âu Châu vẫn coi thường Mỹ, ít ra là về những giá trị văn hóa và tôn giáo.

Nhưng tại sao tác giả Trần Thị Hồng Sương lại kéo tôi vào với Bertrand Russell? Chúng ta hãy đọc tác giả viết về Bertrand Russell:

Bertrand Russell( 1872-1970) một thời được công nhận là một bậc trí thức với hai lần đoạt giải Nobel. Bertrand Russell phản chiến nhất, thân Cộng nhất, đòi thiết lập một Tòa Án Quốc Tế để xét xử Mỹ trong cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” ở Việt Nam, kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân. Bertrand Russell đoạt giải Nobel văn chương năm 1950 nhờ các " tác phẩm ý nghĩa đề cao lòng từ ái nhân đạo và tự do tư tưởng " không phải nhờ thiên Cộng như những người dùng ông làm bình phong trích dẫn lời ông để biện hộ cho Cộng Sản. Nhưng Bertrand Russell không sống đủ lâu để có thể có mặt thứ hai nhìn về kết thúc của chủ nghĩa Cộng Sản mà ông ủng hộ, để nếm trãi ...sai lầm như Jean Paul Sartre. Giải Nobel của ông dành cho ý tưởng nhân đạo và tự do nhưng cá nhân ông rất sai lầm trong tinh thần chống Mỹ điên cuồng và thiên Cộng Sản.

Tôi có thể nói ngay rằng sự hiểu biết của tác giả Trần Thị Hồng Sương về Bertrand Russell sai lầm và thiếu sót rất nhiều. Tôi cũng có thể nói ngay rằng hiểu biết của Trần Thị Hồng Sương về cuộc chiến ở Việt Nam khó có thể gọi là hiểu biết. Đoạn văn đầy mâu thuẫn ở trên chứng tỏ kiến thức của Trần Thị Hồng Sương khá hời hợt. Mâu thuẫn ở chỗ, nếu Bertrand Russell đã được thế giới công nhận là một bậc trí thức với hai lần đoạt giải Nobel thì những việc Bertrand Russell làm như phản chiến nhất, thân Cộng nhất, đòi thiết lập một Tòa Án Quốc Tế để xét xử Mỹ trong cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” ở Việt Nam, kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân tuyệt đối không phải là những hành động vô ý thức của một kẻ thất học, không biết gì. Hiển nhiên là Trần Thị Hồng Sương không hiểu rằng Russell chống Mỹ vì chính những ý tưởng nhân đạo và tự do của Russell.

Russell phản chiến và chống Mỹ vì không thể chấp nhận cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” của Mỹ ở Việt Nam. Phản chiến và chống Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện mà Trần Thị Hồng Sương cho rằng Russell “ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản”. Russell ủng hộ lý tưởng của dân Việt Nam chống thực dân và xâm lăng của Pháp và Mỹ chứ không phải là ủng hộ chủ thuyết Cộng sản của Stalin hay Mao Trạch Đông. Để rõ hơn, sau đây tôi sẽ đi vào từng điểm một trong đoạn trên của Trần Thị Hồng Sương.

Bertrand Russell rất được giới khoa bảng trong ngành giáo dục Hoa Kỳ tôn trọng. Ở thời điểm các thập niên 1940, 1950, thời điểm mà Mỹ điên cuồng chống Cộng, điển hình là phong trào “tố Cộng” của Joseph McCarthy, giống như phong trào “tố Cộng” của Diệm ở Nam Việt Nam. Russell đã được mời dạy ở nhiều trường đại học Mỹ và đã từng là giáo sư tại các đại học lớn của Mỹ như Harvard, Chicago và California [Bertrand Russell’s America: 1945-1970, p. ix: He lectured at numerous colleges and held professorships of Harvard, Chicago and California].

Russell cũng còn có một loạt thư trao đổi với Ngoại Trưởng John Foster Dulles và Khrushchev vào năm 1958 về vấn đề giải giới (Disarmament) gây nên một làn sóng tranh luận. Nhưng đóng góp to lớn của Russell là đã làm trung gian dàn xếp giữa Tổng Thống Kennedy và Khrushchev vào năm 1962 trong vụ Khủng Khoảng Cuba mà kết quả khiến cho Russell phải tuyên bố là tuần lễ làm việc đó là một trong những tuần lễ đáng kể nhất trong cuộc đời của ông ta (The solution of the crisis made the week one of the most worthwhile of my entire life).

Vậy nếu Bertrand Russell “điên cuồng chống Mỹ” và “thiên Cộng” thì làm sao Russell có thể làm được những công việc ở trên nước Mỹ như vậy, từ dạy trong các đại học lớn cho đến làm trung gian hòa giải giữa hai cường quốc Mỹ và Nga? Cái mà tác giả Trần Thị Hồng Sương gọi là “điên cuồng chống Mỹ” và “thiên Cộng” thật ra chỉ là những sự thật mà Bertrand Russell đưa ra về chính sách đế quốc của Mỹ để lên án cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” của Mỹ ở Việt Nam.

Lẽ dĩ nhiên là tác giả Trần Thị Hồng Sương không biết là Bertrand Russell đã bắt đầu dạy học ở Mỹ từ năm 1896. Cả thế giới đã công nhận Bertrand Russell là một bậc trí thức vĩ đại của nhân loại và không chỉ có “một thời” mà tên tuổi Bertrand Russell sẽ còn tồn tại vĩnh viễn trong giới trí thức thế giới. Mặt khác, Trần Thị Hồng Sương cũng không hiểu rằng Bertrand Russell cũng như Jean Paul Sartre thiên Cộng là thiên Lý Thuyết Cộng Sản để giải quyết một số vấn nạn xã hội như bất công, bóc lột, tư bản rừng rú, thực dân v..v.. chứ không phải là thiên những chính sách tàn bạo của Stalin hay Mao Trạch Đông. Ngay từ năm 1955 Bertrand Russell đã đưa ra nhận định sau đây về Stalin sau khi Stalin chết: “Tôi vẫn thường nói Stalin là người kế nghiệp Ivan The Terrible (Một Nga Hoàng trong thế kỷ 16 nổi tiếng về chế độ toàn trị và độc ác (autocratic and cruel)). Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng của ông ta thật là hoàn toàn xấu xa. Tôi nghĩ rằng (chế độ Stalin) thật là kinh khủng – một cơn ác mộng tuyệt đối và quan điểm của tôi vẫn như vậy tuy rằng ngày nay nước Nga trở nên khá hơn; không phải là tôi nên ưa thích nước Nga, nhưng mà là nước Nga đã khá hơn” [Bertrand Russell’s America: 1945-1970, p. 88: I have always said that Stalin was the successor of Ivan The Terrible. I think his influence was completely bad…I thought it was horrible – an absolute nightmare – and have had the same view since, although it is getting better now; not should I like at all, but better]

Vào giữa thế kỷ 20 thì đến gần nửa thế giới thiên “Lý thuyết Cộng sản”, ngay cả trong Công giáo cũng có phong trào “Thần Học Giải Phóng” (Liberation Theology), phát xuất từ Châu Mỹ La Tinh trong thập niên 1960 và lan sang Phi Châu và Á Châu, chủ trương Giáo hội là giáo hội của người nghèo, đối chiếu với sự giàu có và xa hoa ở Vatican. Vatican lên án phong trào này là bị ảnh hưởng Lý Thuyết Cộng Sản của Marx trong khi đó chỉ là một phong trào chủ trương phục vụ người nghèo, giải phóng con người khỏi những sự áp đặt tâm linh một chiều và vô nghĩa lý của Vatican. Thần Học Giải Phóng khởi lên song song với phong trào chủ trương là các giáo hội quốc gia phải độc lập với Vatican, nêu lên điểm chính yếu: Không có lý do nào mà các dân tộc ở Châu Mỹ La Tinh, ở Trung Mỹ, Phi Châu và Á Châu phải chấp nhận giáo quyền của Vatican, phải chấp nhận độc quyền diễn giảng Thánh Kinh của một thiểu số da trắng, người Ý hay người Balan..

Chúng ta thấy tác giả Trần Thị Hồng Sương rất mù mờ về khuynh hướng xã hội của Bertrand Russell và Jean Paul Sartre, cho nên trong thời buổi này mà tác giả, trong tâm cảnh của những kẻ “hiếu chiến”, còn dùng từ “phản chiến” để nói về Bertrand Russell mà không biết rằng, trong cuộc chiến ở Việt Nam, phong trào phản chiến đã lan ra khắp thế giới với chủ đích tạo nền hòa bình trên thế giới, tiết kiệm xương máu của con người. Tôi không nghĩ rằng tác giả Trần Thị Hồng Sương biết những ai là phản chiến, ngoài Bertrand Russell.

Đó là Giáo hoàng Paul VI, người đã tuyên bố ở giữa hội trường Liên Hiệp Quốc:

Hãy ngưng ngay cuộc chiến (ở Việt Nam). Đừng có chiến tranh nữa, không bao giờ có chiến tranh nữa (Stop the war. No more war, never again war)

Đó cũng là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, sau khi quan sát tình hình ở Việt Nam, đã tuyên bố:

Cuộc chiến chênh lệch giữa kỹ thuật Hoa Kỳ và một nước nhỏ kém mở mang (VN) là một trong những cuộc chiến "man rợ nhất" của lịch sử.

(The Secretary of the United Nations, U Thant, was driven by his observations to call this mismatch between the United States and a small underdeveloped nation one of the "most barbarous" wars in history)

Đó cũng là 2700 mục sư, linh mục, thầy tu Do Thái (Rabbi) đã ký tên dưới một bức thư gửi Tổng Thống Johnson, đăng trên tờ The New York Times ngày 4 tháng 4 năm 1965 kêu gọi:

"Nhân danh Thiên Chúa, Hãy ngưng ngay chiến tranh" (In the Name of God, STOP IT).

Đó cũng là 65 giáo sư đại học Saigon, ngày 16 tháng 1, 1968, với bản tuyên ngôn kêu gọi "Các phe hiếu chiến hãy kéo dài vô thời hạn cuộc ngưng chiến vào dịp Tết và đàm phán với nhau ngay để có một dàn xếp hòa bình." (We appeal to all the belligerent parties to extend indefinitely the Tet cease fire and to negotiate immediately a peaceful settlement).

Và còn những bậc trí thức vang danh thế giới như Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Laurent Schwartz, David Dellinger, Wolfgang Abendroth , Linus Pauling – và hàng trăm giáo sư đại học trên khắp thế giới, hai anh em cùng là linh mục Công giáo Daniel và Philip Berrigan, Martin Luther King, chưa kể đến hàng trăm ngàn sinh viên đại học Mỹ đã thường xuyên xuống đường "phản chiến", coi cuộc chiến chỉ là một cuộc xung đột thuộc địa hoặc một bằng chứng xấu xa đáng kinh tởm của chủ nghĩa đế quốc [André Kaspi , “Au Coeur De La “Sale Guerre””: Entre 1968 et 1972 des millions d’Américains ont manifesté contre la “sale guerre”, comme si elle n’était qu’un conflit colonial ou un horrible témoignage de l’impérialisme.]

Vậy "phản chiến" và “chống Mỹ” thì sao? Là đứng về phía đúng hay phía sai của lịch sử? Những người Việt Nam lên án người khác là “phản chiến” hãy vắt tay lên trán suy nghĩ xem sự chống đối của mình có giá trị gì trước lòng dân, trước phong trào phản chiến đã nêu ở trên?