Chúng ta cùng phân biệt một số cấp độ cho nghề bác sĩ qua một số từ vựng sau trong tiếng Anh nha!
Chúng ta cùng phân biệt một số cấp độ cho nghề bác sĩ qua một số từ vựng sau trong tiếng Anh nha!
Để có thể học và thi lấy Bác sĩ chuyên khoa 1 cần phải đạt những điều kiện sau:
– Người đã tốt nghiệp đại học Y chính quy hoặc không chính quy.
– Có thời gian làm việc ở các cơ sở y tế 12 tháng trở lên và vẫn đang tiếp tục công tác trong ngành.
– Có độ tuổi dưới 45 đối với nữ và dưới 50 đối với nam.
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1, đó là:
– Hệ đào tạo BSCK I tập trung: người học sẽ liên tục học trong 2 năm và thi bằng.
– Đào tạo BSCK I theo chứng chỉ: Thời gian hoàn thành hình thức học này kéo dài 3 năm, người học sẽ học theo kế hoạch của trường đề ra.
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều các trường Đại học Y đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1. Các trường đại học này nổi tiếng về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, là nơi cung cấp nguồn nhân lực ngành Y cho cả nước. Đó là các trường:
Đại học Y Hà Nội là ngôi trường đại học lâu đời nhất ở Việt Nam được thành lập từ năm 1902. Đây là nơi đào tạo bác sĩ ngành Y khoa hàng đầu của nước ta.
Vì thế, điểm chuẩn đầu vào của trường năm nào cũng rất cao. Nếu muốn trở thành Bác sĩ chuyên khoa 1 thì bạn phải có học lực tốt mới có thể vào được ngôi trường danh giá này.
Học Viện Quân Y được thành lập năm 1949, và là ngôi trường đào tạo bác sĩ cho ngành Quân đội. Tiêu chuẩn đầu vào của trường vô cùng khắt khe, chất lượng đầu ra luôn đứng đầu ngành, thường những bác sĩ giỏi của ngành Y đều xuất phát từ đây. Và đặc biệt là trường cũng là nơi chuyên nghiên cứu và điều trị các ca bệnh khó trong cả nước.
Đại học Y Hải Phòng được thành lập năm 1979 với sứ mệnh đào tạo bác sĩ chuyên khoa và đa khoa, các cử nhân ngành điều dưỡng và cử nhân Kỹ thuật Y học…. Ngoài việc đào tạo nhân sự thì trường còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động và công tác nghiên cứu y học tại Việt Nam.
Hàng năm, trường ĐH Y Hải Phòng luôn thu hút lượng lớn sinh viên tham gia thi tuyển. Nếu bạn đang muốn học lên bác sĩ chuyên khoa 1 thì đây có thể là ngôi trường bạn nên chọn.
Nếu bạn có nhu cầu học bác sĩ chuyên khoa 1 cũng có thể đăng ký học tại đại học Y Dược Huế. Ngôi trường đào tạo nhân viên ngành Y khu vực miền Trung. Trường được thành lập năm 1961 và có nhiều chuyên ngành khác nhau để người học lựa chọn theo sở thích và khả năng của bản thân.
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1947 và nằm trong top những trường đại học trọng điểm của quốc gia. Giống như đại học Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng là ngôi trường đào tạo nhân lực cho ngành Y hàng đầu tại miền Nam với các chuyên ngành: bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2…
Chất lượng và tay nghề nhân sự Y của trường ĐH Y Dược Tp.HCM được đánh giá và khẳng định qua nhiều năm. Bằng chứng là có nhiều y bác sĩ giỏi và nổi tiếng đã từng học tại đây.
Bên cạnh 4 ngôi trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 ở trên còn có nhiều cơ sở đào tạo khác các bạn có thể tham khảo như đại học Y Thái Bình, đại học Dược Hà Nội, đại học Y Thái Nguyên…
Bài viết trên đây đã tổng hợp và trình bày chi tiết về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đọc đã hiểu thêm về công việc, mức lương, khối thi và các trường đào tạo BSCK I cụ thể là thế nào. Hãy theo dõi CareerLink.vn mỗi ngày để nắm được thêm nhiều thông tin hữu ích về các việc làm đang được tuyển dụng, kinh nghiệm xin việc, mẹo viết CV hay nhé.
Căn cứ Điều 2, Điều 3 Quyết định số 4306/2003/QĐ-BYT, bác sĩ chuyên khoa cấp II hay thường gọi tắt là bác sĩ chuyên khoa 2 là bác sĩ được nhận văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực y tế, áp dụng với những người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và được xác nhận trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Sau khi tốt nghiệp trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế, cử nhân tốt nghiệp đại học học chương trình đào tạo chuyên khoa và sẽ được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II tương đương với chuyên ngành đào tạo, phương thức đào tạo và xếp loại kết quả học tập của người được cấp bằng.
Lưu ý: Bằng chuyên khoa cấp II chỉ được cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người học. Đối tượng này có thể được cấp giấy chứng nhận thay thế và cũng chỉ được cấp 01 lần nếu bằng bị mất hoặc bị nhàu nát, bị hỏng không thể sử dụng được hoặc khi có lý do chính đáng.
Trình độ đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BYT là tiêu chuẩn của:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp hạng I: Yêu cầu phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành y học (trừ y học dự phòng) hoặc ngành Răng - Hàm - Mặt.
- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ hạng III lên bác sĩ chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng.
- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng III lên bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.
Do đó, mức lương tương ứng của bác sĩ chuyên khoa 2 là mức lương được hưởng của chức danh bác sĩ cao cấp và bác sĩ y học dự phòng cao cấp. Hai đối tượng này có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.
Tương đương, mức lương của hai đối tượng này như sau:
Trên đây là giải đáp chi tiết về: Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Hiện tại, quy định về bác sĩ chuyên khoa 2 đang được liên kê là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của các chức danh bác sĩ tại Thông tư liên tịch số 10/2015. Tuy nhiên, các quy định cụ thể bác sĩ chuyên khoa 2 là gì lại tương đối ít.
Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 2 có thể được chuyển đổi tương đương với người có bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ dược học và ngược lại.
Cụ thể, khoản 4 Mục III Thông tư liên tịch 30 quy định chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp II sang bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ được học phải đáp ứng các điều kiện:
- Chuyên ngành của bác sĩ chuyên khoa 2 phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ y học, tiến sĩ dược học muốn chuyển đổi.
- có Công văn cử đi học chuyển đổi.
- Đạt yêu cầu với các môn cơ bản, cơ sở và bảo vệ đề cương trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm do các trường sau đại học có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tương ứng và được công nhận nghiên cứu sinh bằng quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hoàn thành các môn học còn thiếu của chương trình đào tạo tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học, dược học.
Ngược lại, tiêu chuẩn để bác sĩ chuyển đổi từ bằng tiến sĩ y học hoặc dược học sang bằng chuyên khoa cấp II được nêu tại khoản 5 Mục III Thông tư liên tịch số 30 này gồm:
- Chuyên ngành đào tạo của bằng tiến sĩ y học hoặc dược học phù hợp với bằng chuyên khoa cấp 2 muốn chuyển đổi.
- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.
- Hoàn thành các phần thực hành, thi tốt nghiệp thực hành theo quy định của Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp II hiện hành.