tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma (Nguyên Giác dịch)
tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma (Nguyên Giác dịch)
Theo truyền thống Phật giáo, thiền có hai phương pháp phổ biến là “thiền chỉ” và “thiền quán” hay còn gọi là “thiền định” và “thiền minh sát” hoặc thuật ngữ Pali là “ thiền vipassana”. Các phương pháp thiền theo truyền thống Phật giáo và dựa vào những nghiên cứu khoa học não bộ về lợi ích của việc thực hành thiền thì các phương pháp thiền định đều có một mục đích chung nhằm giúp cho con người lắng dịu và thoát ra khỏi những buồn phiền, khổ đau, xoá tan đi những mê lầm sân hận và tham đắm, chạm đến niềm hạnh phúc chân thật, bình an và phát triển trí tuệ.
Thiền chỉ: Chữ “chỉ” là dừng lại, dừng lại sự tán loạn của tâm ý đến các sự vật, sự việc, cảm xúc của quá khứ, hiện tại hay tương lai. Thiền chỉ là trạng thái tâm ý chuyên chú vào một đối tượng, khiến cho thân tâm hợp nhất, sâu lắng. Điều đó có thể giảm thiểu sự lan man của tâm trí, loại bỏ những cảm xúc và căng thẳng. Khi đó, tâm ý không còn những phản ứng mất kiểm soát trước những đối tượng tạo ấn tượng đến giác quan như thông thường nữa. Và rồi sẽ dẫn chúng ta đến trạng thái tĩnh tại, bình an hoàn hảo và tỉnh giác.
Thiền chỉ với đối tượng là hơi thở có thể gọi là thiền hơi thở, là phương pháp mà người thực hành sẽ chọn hơi thở là đối tượng để neo giữ được những dòng suy nghĩ và điều hòa hơi thở. Hành giả sẽ chú tâm dõi theo hơi thở, không để dòng suy nghĩ chạy đến những chuyện khác. Nếu tâm ý có phát sinh những dòng suy nghĩ thì chỉ nhận diện, thừa nhận sự có mặt của chúng và nhẹ nhàng hướng dòng tâm thức trở về với hơi thở.
Thiền quán: Thiền quán là nhìn sâu, quan sát thật sâu sắc vào mọi sự vật, sự việc, hiện tượng để thấy rõ ràng được bản chất chân thật của chúng. Vì vậy, thiền quán không tập trung vào một đề mục cố định nào; thay vào đó, hành giả phát huy khả năng chiêm nghiệm của mình trên nhiều đề mục khác nhau dựa trên bốn nhóm đối tượng là thân thể, cảm thọ, tâm hành, nhận thức và thấu suốt thông qua việc tự quan sát, chiêm nghiệm được mối tương quan sâu sắc giữa thân với tâm, chứng nghiệm được sự tương sinh, tương tức và bản chất của vạn vật trong vũ trụ.
Mục đích của thiền quán cũng là đạt đến sự chấm dứt của mọi sự lo âu, sợ hãi, khổ đau thông qua sự thấu suốt về căn nguyên gốc rễ và cả con đường chuyển hóa chúng. Hành trình tự khám phá đi vào tận gốc rễ của mọi sự vật, hiện tượng này sẽ xóa bỏ đi những tư kiến sai lầm, là cội nguồn của mọi đau khổ và đưa chúng ta đến một tâm thế quân bình, tự tại, thong dong tràn đầy tình thương và hiểu biết.
Tóm lại, thiền chỉ và thiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của truyền thống Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạc và giải thoát. Dựa trên hai phương pháp chính yếu này, mỗi truyền thống khác nhau sẽ có những phương pháp thiền phát triển để phù hợp với người thực hành, phù hợp với các tình huống khác nhau trong cuộc sống hoặc văn hoá của mỗi dân tộc. Các phương pháp thiền khá phổ biến hiện nay theo số truyền thống khác bao gồm: Thiền quán tưởng, thiền chú, thiền niệm, thiền năng lượng, thiền siêu việt…
Nếu bạn đang học thiền, việc các câu hỏi thường xuyên xuất hiện là điều tốt. Những câu trả lời này có thể làm dịu tâm trí của bạn.
A) Tôi nên điều chỉnh hơi thở ngắn hay thở dài theo lời hướng dẫn?
Hãy hít thở theo bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất. Nhưng đừng điều chỉnh hơi thở tự nhiên của bạn, chỉ nhận diện rõ ràng đó là hơi thở ngắn hay dài, sâu hay chậm, cảm nhận năng lượng tĩnh tại, thư thái mà hơi thở mang đến cho bạn.
B) Nếu tôi bị ngứa, tôi có thể gãi không?
Tất nhiên là có thể. Tuy nhiên, trước tiên hãy cảm nhận cảm giác đó bằng tâm trí của bạn trước khi sử dụng các ngón tay. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn hãy thử ngồi yên, không gãi mà chỉ trải nghiệm và quan sát cơn ngứa đó. Quan sát nó đang xuất hiện, đang tăng dần…và đang lắng dịu, nhận biết rõ khi nào cơn ngứa chấm dứt một cách tự nhiên. Điều gì rồi cũng sẽ tự đi qua. Trải nghiệm rõ ràng này rất lợi ích cho bạn trong quá trình thực tập thiền định, giúp bạn nâng cao khả năng nhận diện bản thân từ mức độ thô sang vi tế.
C) Tôi nên làm gì khi bị buồn ngủ trong lúc thiền?
Khi buồn ngủ, bạn nên đặt sự chú tâm vào hơi thở vào ra nơi cửa mũi. Việc này sẽ giúp bạn đưa trạng thái hôn trầm của mình đi lên để giảm buồn ngủ. Bạn cũng có thể áp dụng 6 hơi thở sâu cơ hoành theo nhịp 4 – 7 – 8 theo bài hướng dẫn trong mục vận động để cắt cơn buồn ngủ. Nếu bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể thiền nhưng hơi hé mắt, bạn cũng có thể đứng dậy, rửa mặt xoa bóp hai tai và nhấn hai ngón tay trỏ vào hai lỗ tai để giảm cơn buồn ngủ; Hoặc chuyển sang thiền hành, điều đó đều được, không cần phải quá ép bản thân mình bạn nhé!
D) Tôi nên làm gì khi không thể chú tâm vào hơi thở?
Khi bạn nhận ra tâm ý của mình chìm đắm trong những suy nghĩ miên man, vô định, tức là bạn đã bắt đầu nhận ra được cách vận hành vô thức của dòng tâm thức. Để thuần phục được sự vọng động của tâm thức này chậm lại và dừng lại, bạn sẽ đặt sự chú tâm và cảm nhận khi thở vào thấy bụng phình lên, khi thở ra thấy bụng xẹp xuống. Bạn hãy cảm nhận liên tục như vậy cho đến khi tâm ý lắng dịu xuống. Bạn cũng có thể dùng phương pháp đếm hơi thở từ 1 đến 10 và đếm ngược lại từ 10 đến 1. Nếu bạn đếm nhiều lần mà không lẫn thì có nghĩa là bạn đã tạm ngưng được sự tán loạn của dòng suy nghĩ. Khi tâm ý đã lắng dịu thì các kỹ thuật trên sẽ không còn cần thiết nữa. Bạn có thể trở về để chú tâm theo dõi hơi thở. Khi bạn tiếp tục lạc lối, hãy kiên trì và nhẹ nhàng trở lại với hơi thở. Đó là sự rèn luyện, không có giới hạn nào về số lần bạn có thể xao lãng và quay trở lại với hơi thở. Hành thiền không phải là một cuộc chạy đua đến sự hoàn hảo. Nó đơn giản chỉ là đem ý thức quay trở lại với hơi thở, thuần phục dòng tâm thức để đưa tâm vào định.
Không có quy tắc bắt buộc. Bạn hãy thử cả hai. Nếu nhắm mắt, chỉ nhắm hờ nhẹ nhàng. Nếu mở mắt, không quá rộng và với ánh mắt dịu dàng, hơi nhìn xuống, không tập trung vào bất cứ điều gì cụ thể. Nếu bạn để mắt nhìn một bông hoa, hay một ngọn nến đang cháy mà bạn không khởi lên một ý niệm, nhận xét nào về đối tượng đó, đó cũng là thực hành thiền, khi ấy bạn sẽ thấy được thực tánh của tánh nhìn.
F) Tập theo nhóm hay tập một mình thì tốt hơn?
Cả hai đều tuyệt vời! Thực hành một mình xây dựng cho bạn một ý thức kỷ luật cao. Thực hành với những người khác trong nhóm cũng rất tốt vì có sự hỗ trợ và chia sẻ cùng nhau.
G) Thời gian nào tốt nhất trong ngày để hành thiền?
Bất cứ khi nào và trong bất cứ việc gì bạn làm: Nấu cơm, dọn nhà, chơi với con hay đang làm việc, miễn là bạn ý thức rõ ràng điều bạn đang làm, chú ý nhận diện cả những cảm xúc hay tâm tư đang diễn ra bên trong bạn và cả những hoàn cảnh đang diễn ra xung quanh bạn.
Khi bạn có đủ thời gian để ngồi yên, bạn chỉ cần dành 10 phút tại một nơi yên tĩnh cho bạn vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ. Bạn cũng nên đặt báo giờ để dừng lại hít thở 1-3 phút sau mỗi 30-60 phút làm việc trong ngày.
H) Tôi nên thực hành thiền trong bao lâu rồi có thể dừng lại?
Cũng như việc tập thể dục, bạn nên thực tập thiền và thể dục trong suốt cuộc đời của bạn. Việc thực hành thiền mỗi ngày càng giúp bạn cân bằng tâm trí và giúp bạn thấu hiểu bản thân mình và thế giới một cách sâu sắc. Hãy sống là một người luôn tỉnh thức với năng lượng chánh niệm trong từng giây từng phút. Như vậy, bạn sẽ luôn giữ được một cuộc sống an vui, hạnh phúc, phát triển sự hiểu biết và thương yêu với thế giới xung quanh mình.
Thư viện Phân hiệu trân trọng giới thiệu đến Quý thầy cô, học viên và các em sinh viên cơ sở dữ liệu sách điện tử do BENITO phát hành với gần 5.000 xuất bản phẩm điện tử bản quyền có liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Xây dựng từ hàng trăm trường đại học, nhà xuất bản, nhà sách trong và ngoài nước.
Danh mục sách được chia theo các chủ đề: Khoa học cơ bản, Sách Xây dựng, Kiến trúc, Môi trường, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Hồng Đức,Từ điển, NXB Nông nghiệp, Sách dịch, Văn bản – Chính sách – Pháp luật, Tiêu chuẩn – Quy chuẩn. Ngoài ra, CSDL ngoại văn có hơn 100.000 sách điện tử nguồn dữ liệu mở đa ngành, đa ngôn ngữ sưu tầm từ các trường cao đẳng, đại học cộng đồng trên thế giới. Có thể sử dụng tiện ích phiên dịch nhanh trong quá trình đọc các tài liệu đa ngôn ngữ.
Thư viện Phân hiệu cũng đã gửi thư phân phối tài khoản truy cập bản quyền 5 năm (từ 10/03/2023 – 10/03/2028) đến các Phòng, Bộ môn để phổ biến cho toàn thể giảng viên, học viên, sinh viên Phân hiệu. Kính mong Quý độc giả sử dụng có hiệu quả tài liệu này.
Bước 1: Truy cập trang web: https://ebook.sachbanquyen.com.vn/
Hiển thị trang chủ: trang đọc riêng cho thành viên của gói đọc.
Khi hiển thị trang chủ, bạn đọc có thể chọn Đăng nhập (khi đã có tài khoản do Thư viện cung cấp)
▪️ Hiển thị màn hình đăng nhập, sinh viên và giảng viên nhập thông tin đăng nhập đã được cung cấp để truy cập vào hệ thống
Hệ thống cho phép sinh viên và giảng viên tìm kiếm thông tin sách hoặc thông tin tác giả bằng cách:
1.Nhập thông tin vào ô tìm kiếm ở đầu trang
2. Nhập tên sách/ tên tác giả cần tìm kiếm
3. Nhấn nút tìm kiếm trên màn hình hoặc phím Enter
-> Khi đó hệ thống sẽ hiển thị tên sách và tên tác giả vừa nhập để tìm kiếm
Ngoài tìm kiếm tên sách trên hệ thống, bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin sách qua danh mục bằng cách:
1. Tại màn hình trang chủ, chọn Danh mục sách
2. Hiển thị màn hình Danh mục sách theo các nhà có trong gói đọc đã mua.
3. Bạn đọc có thể chọn danh mục sách theo chủ đề ở mục Danh mục sách hoặc có thể chọn chủ đề của sách ở dưới tên trang Danh muc tương ứng
Ngoài ra, hệ thống cho phép bạn đọc xem đầu mục sách ở các dạng khác nhau (dạng lưới và dạng danh sách) và có thể sắp xếp sách theo: mới nhất, năm xuất bản
Khi muốn biết thông tin cơ bản về sách, bạn đọc chọn đầu sách hoặc tên sách sẽ chuyển đến trang chi tiết sách đó
Bạn đọc có thể xem thông tin cơ bản về sách như: số lượt người đã xem, bìa sách, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản (tái bản), số trang, khổ sách, ngôn ngữ, loại sách, quốc gia…
2. Xem thông tin chi tiết tác giả
▪️ Đối với sách có 1 sẽ có avatar tác giả, khi chọn “+” sẽ hiển thị avatar và tên của tác giả đó
▪️ Tương tự với sách có nhiều tác giả sẽ hiển thị avatar, chọn “+” sẽ ra danh sách gồm avatar và tên các tác giả đó
3. Xem thông tin giới thiệu sách và mục lục sách
▪️ Chọn mục giới thiệu để xem chi tiết nội dung giới thiệu cuốn sách
▪️ Chọn sang mục mục lục để xem nội dung mục lục cuốn sách
▪️ Bình luận sách sẽ được admin phê duyệt và được hiển thị ngay dưới phần giới thiệu và mục lục
Hệ thống cho phép đọc thử hoặc nghe thử nếu sách đó có audio
Sinh viên và giảng viên có thể chọn 1 trong 2 nút như trên để đọc thử hoặc nghe thử. Khi chọn nút nào hệ thống sẽ chuyển màn hình đọc thử/ nghe thử nội dung của sách đó
▪️ Để đọc sách bạn đọc chỉ cần chọn nút Đọc sách để đọc sách điện tử hoặc chọn nút Đọc thử để đọc một phần nội dung sách.
▪️ Khi đó hệ thống sẽ chuyển đến màn hình đọc sách để bạn đọc đọc sách.
▪️ Đối với bạn đọc đang quan tâm và chưa có thời gian đọc thì có thể thêm sách vào tủ sách
▪️ Khi thêm sách vào tủ nút Lưu sách sẽ chuyển sang trạng thái đã lưu sách như hình bên dưới
▪️ Bạn đọc có thể kiểm tra sách đã lưu ngay đầu trang, chọn Tủ sách của bạn:
▪️ Màn hình chuyển đến trang Tủ sách, bạn đọc có thể:
V – Hướng dẫn đọc sách trên Desktop
▪️ Bước 2: Tại trang chi tiết sách chọn nút Đọc ngay để hiển thị trang chi tiết sách
Khi màn hình chuyển đến trang đọc sách bạn đọc có thể sử dụng tính năng
Để lật trang bạn đọc có thể sử dụng một trang các cách sau:
▪️ Sử dụng nút cuộn trên con chuột máy tính
▪️ Sử dụng mũi tên tại 2 bên góc trái, phải màn hình
▪️ Sử dụng mũi tên tại góc dưới màn hình
▪️ Sử dụng chuột trái đồng thời di chuyển chuột
1. Để tìm kiếm nội dung thích hợp chọn icon kính lúp ở góc màn hình
2. Nhập các từ khóa tìm kiếm vào ô tìm kiếm
3. Nhấn phím Enter hiển thị danh sách các trang chứa từ khóa vừa tìm kiếm ở góc trái màn hình được bôi vàng trên ebook
Khi chọn từ khóa tìm kiếm ở bất kì trang nào -> sách của bạn đọc sẽ chuyển ngay trang có từ khóa đó
Cách 1: Di chuyển con trỏ chuột chọn kính lúp hiển thị bảng để bạn đọc có thể phóng to/ thu nhỏ trang sách
Cách 2: Ấn chuột phải vào sách, sau đó chọn phóng to:
Ngoài ra, bạn đọc có thể mở rộng hết màn hình đọc sách bằng cách click vào biếu tượng
▪️ Nhấn vào biểu tượng video ở góc dưới sách, khi đó cứ sau 10s hệ thống sẽ tự động lật trang
▪️ Nếu muốn tạm dừng hoặc tắt lật trang bạn đọc ấn nhấn vào biểu tượng một lần nữa để tạm dừng hoặc dừng lật trang
VI – Hướng dẫn đọc ebook trên điện thoại thông minh
1. Để đọc sách ebook trên mobile bạn cần:
▪️ Bước 2: Trong trang chi tiết sách chọn nút đọc ngay để chuyển đến màn hình đọc sách
Cách 1: Gạt sang phải để xem các trang tiếp theo hoặc gạt sang trái để xem trang trước đó
Cách 2: Sử dụng phím mũi tên trên màn hình để chuyển trang
(2) Nhập từ khóa tìm kiếm trong ô tìm kiếm
(3) Nhấn nút tìm kiếm. Hiển thị danh sách các trang chứa từ khóa vừa tìm kiếm ở bên dưới
(4) Chọn nội dung trong trang bạn cần tìm kiếm để hiển thị trang chứa nội dung cần tìm kiếm
Cách 1: Sử dụng thao tác bằng 2 ngón tay
▪️Phóng to: Đặt 2 ngón tay vào đoạn đọc cần phóng toto di chuyển 2 ngón ra xa nhau
▪️Thu nhỏ: Đặt 2 ngón tay vào đoạn đọc cần thu nhỏ di chuyển 2 ngón lại gần nhau
Cách 2: Nhấn đúp 2 lần vào đoạn đọc để phóng to, tương tự thu nhỏ nhấn đúp tiếp vào màn hình
Lưu ý: Tài khoản cung cấp cho giảng viên, học viên, sinh viên Phân hiệu là tài khoản dùng chung nên yêu cầu quý bạn đọc không thay đổi thông tin và mật khẩu!
Trong mục thông tin tài khoản cho phép bạn đọc xem: thời hạn sử dụng gói đọc, thông tin tài khoản của mình và có thể cập nhật thông tin tài khoản của mình nếu thấy thông tin chưa chính xác.
▪️ Để xem thông tin tài khoản cá nhân của mình bạn chọn ảnh ở góc trên bên trái màn hình.
▪️ Chọn Thông tin tài khoản khi đó màn hình hiển thị thông tin cá nhân của bạn đọc có thể sửa hoặc bạn đọc có thể chọn, thay đổi hoặc kiểm tra các thông tin khác như: đổi mật khẩu, sách đang đọc, tủ sách của bạn, đăng xuất.
▪️ Nếu thấy thông tin của mình chưa chính xác bạn có thể cập nhật thông tin theo các bước:
Bước 1: Nhấn chuột vào khung thông tin cần chỉnh sửa
Bước 3: Nhấn cập nhật để cập nhật thông tin tài khoản vừa thay đổi.
Bước 1: Trong trang thông tin đăng nhập chọn đổi mật khẩu:
Bước 2: Bạn nhập đầy đủ các thông tin sau
▪️ Nhập mật khẩu mới và xác nhận mật khẩu trùng nhau.
Từ lần đăng nhập sau bạn sẽ đăng nhập vào hệ thống bằng mật khẩu mới này.
Nếu bạn quên mật khẩu đã đăng nhập vào hệ thống trước đó bạn hoàn toàn có thể lấy lại mật khẩu bằng cách thực hiện các bước sau
Bước 1: Tại màn hình đăng nhập bạn chọn quên mật khẩu
Bước 2: Nhập tài khoản email của mình và chọn lấy lại mật khẩu
Bước 3: Hệ thống gửi cho bạn một email lấy lại mật khẩu, bạn mở mail và chọn link lấy lại mật khẩu
Bước 4: Bạn thực hiện nhập mật khẩu mới
Bước 5: Bạn quay lại màn hình đăng nhập và nhập mật khẩu vừa thay đổi vào trong hệ thống
Tài liệu đến đây là kết thúc. Xin trân trọng cảm ơn!
0919448851 (Ngoài giờ hành chính)