Ngành công nghiệp xi măng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xi măng là vật liệu xây dựng chủ yếu, là “bánh mỳ” của ngành xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc phát triển hiệu quả, bền vững ngành công nghiệp xi măng không chỉ là yêu cầu trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để đảm bảo an ninh cho ngành xây dựng, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.
Ngành công nghiệp xi măng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xi măng là vật liệu xây dựng chủ yếu, là “bánh mỳ” của ngành xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc phát triển hiệu quả, bền vững ngành công nghiệp xi măng không chỉ là yêu cầu trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để đảm bảo an ninh cho ngành xây dựng, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.
Ngành xây dựng trong tiếng Anh được gọi là “Construction” hoặc “Construction Engineering”.
Ngành xây dựng là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, thi công và quản lý các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu cống, đường sá, sân bay, cảng biển… Ngành xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Học tiếng Anh chuyên ngành xây dựng mang lại nhiều lợi ích như:
• Cơ hội việc làm cao: Nhu cầu về kỹ sư xây dựng có trình độ tiếng Anh đang ngày càng tăng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế – xã hội.
• Mức lương cao: Kỹ sư xây dựng có trình độ tiếng Anh thường được hưởng mức lương cao hơn so với những kỹ sư xây dựng không có trình độ tiếng Anh.
• Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Tiếng Anh giúp kỹ sư xây dựng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu chuyên ngành, tham gia các hội thảo quốc tế và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong quá trình học, bạn sẽ cần dịch tiếng Anh chuyên ngành xây dựng và cần đến từ điển. Có rất nhiều từ điển tiếng Anh chuyên ngành xây dựng, bạn có thể tham khảo một số lựa chọn phổ biến sau đây:
• Merriam-Webster Online: Đây là một từ điển toàn diện về các từ tiếng Anh, bao gồm nhiều thuật ngữ cụ thể cho ngành xây dựng.
• một trong những từ điển toàn diện nhất về thuật ngữ xây dựng. Từ kiến trúc và kỹ thuật đến vật liệu và thiết bị, cuốn sách này đề cập đến một số khía cạnh của thuật ngữ xây dựng bằng ngôn ngữ rõ ràng và ngắn gọn. Với hàng nghìn mục từ, từ điển là một công cụ thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu thế giới xây dựng phức tạp.
Một số mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành xây dựng có thể tham khảo:
• The construction site was a busy place with workers coming and going all day. (Công trường xây dựng rất nhộn nhịp với công nhân ra vào cả ngày.)
• The building materials were carefully inspected for quality before being used. (Vật liệu xây dựng được kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi sử dụng.)
• The structural engineer designed the building to withstand strong winds and earthquakes. (Kỹ sư kết cấu đã thiết kế tòa nhà có thể chịu được gió mạnh và động đất.)
• The architectural design of the house was both modern and functional. (Thiết kế kiến trúc của ngôi nhà vừa hiện đại vừa tiện dụng.)
• The civil engineer was responsible for the overall design and construction of the bridge. (Kỹ sư xây dựng dân dụng chịu trách nhiệm về thiết kế và thi công tổng thể cây cầu.)
• The electrical engineer installed the wiring and lighting in the building. (Kỹ sư điện lắp đặt hệ thống dây điện và chiếu sáng trong tòa nhà.)
• The mechanical engineer designed the heating and cooling system for the factory. (Kỹ sư cơ khí thiết kế hệ thống sưởi ấm và làm mát cho nhà máy.)
• The plumber installed the pipes and fixtures in the bathroom. (Thợ sửa ống nước lắp đặt đường ống và thiết bị vệ sinh trong phòng tắm.)
• The HVAC technician serviced the air conditioning unit. (Kỹ thuật viên HVAC bảo dưỡng máy điều hòa không khí.)
Bạn hãy làm quen tiếp những mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành xây dựng sau đây:
• The safety officer made sure that all workers were following safety procedures. (Cán bộ an toàn đảm bảo rằng tất cả công nhân đều tuân thủ các quy trình an toàn.)
• The quality control inspector checked the work to ensure it met the required standards. (Thanh tra kiểm soát chất lượng kiểm tra công việc để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu.)
• The project manager was responsible for planning, organizing, and directing the construction project. (Quản lý dự án chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo dự án xây dựng.)
• The construction schedule was updated every week to reflect the progress of the project. (Lịch thi công được cập nhật hàng tuần để phản ánh tiến độ của dự án.)
• The budget for the project was $10 million. (Ngân sách cho dự án là 10 triệu đô la.)
• The contractor was awarded the contract to build the new school. (Nhà thầu trúng thầu xây dựng trường học mới.)
• The subcontractor was hired to do the electrical work on the project. (Nhà thầu phụ được thuê để thi công điện cho dự án.)
• The architect met with the client to discuss the design of the house. (Kiến trúc sư gặp khách hàng để thảo luận về thiết kế của ngôi nhà.)
• The engineer inspected the bridge for damage after the storm. (Kỹ sư kiểm tra cầu xem có hư hỏng gì sau cơn bão hay không.)
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, tiếng Anh chuyên ngành xây dựng đã trở thành một kỹ năng thiết yếu cho những ai muốn theo ngành xây dựng và cho các chuyên gia xây dựng. Nắm vững tiếng Anh mang đến cho bạn nhiều lợi ích, từ mở rộng cơ hội nghề nghiệp, nâng cao năng lực nghiên cứu đến giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa. Hãy biến tiếng Anh thành công cụ đắc lực để chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp chuyên ngành xây dựng của bạn.
Trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng thông tin, trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án đầu tư công triển khai chậm, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; việc áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép còn hạn chế, giải pháp sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất chưa được áp dụng; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Kênh xuất khẩu cũng thu hẹp lại khi Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất xi măng, clinker Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, xi măng Việt càng khó cạnh tranh. Tuy nhiên, giá xuất khẩu clinker hiện rất thấp, chỉ 31 - 32 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm trước 38 - 39 USD/tấn. Cạnh tranh nội bộ giữa các DN tại nội địa gay gắt, bán dưới giá thành sản xuất, tạo áp lực càng lớn trong tiêu thụ của các DN thuộc VICEM.
Những nguyên nhân trên khiến tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với loạt khó khăn đó, các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của VICEM nửa đầu năm đều không đạt. Sản lượng sản xuất clinker 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 7,63 triệu tấn, bằng 45,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng sản xuất xi măng đạt 9,77 triệu tấn, bằng 45,4% kế hoạch và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng đó, tổng sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 11,45 triệu tấn, bằng 47,6% kế hoạch năm 2024 và tương đương so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó tiêu thụ xi măng đạt 9,86 triệu tấn, bằng 45,6% kế hoạch năm 2024 và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu 6 tháng mới đạt 13.198 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 547 tỷ đồng, giảm 20,9% so với cùng kỳ.
Không chỉ có VICEM, mà một số DN xi măng lớn như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai… đang thua lỗ. Như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần 690 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước và lỗ ròng gần 49 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của DN (từ quý III/2022).
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành xi măng đang gặp một số khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều DN đến mức phá sản hoặc phải bán một phần cho nước ngoài. Giai đoạn này, ngành xi măng đang chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước kém.
Tiêu thụ nội địa rất yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; các dự án xây dựng đường giao thông vẫn sử dụng công nghệ truyền thống; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt khác, DN xi măng trong nước đang phải chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.
Đối với ngành xi măng, hiện nay, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm (trong đó, có 4 dây chuyền với tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa đưa vào vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm).
Các dây chuyền đầu tư từ năm 2011 đến nay đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, có những dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất trên thế giới như dây chuyền 2 và dây chuyển 3 nhà máy Xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam.
Năm 2024, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70 - 75% tổng công suất thiết kế (trước năm 2022, các nhà máy thường vận hành trên 85%, thậm chí có những năm trên 95% công suất thiết kế). Tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.
Trước tình hình đó, tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp để tăng lượng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi. Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.
Cũng như các ngân hàng giãn nợ vay đầu tư, giảm lãi suất cho các DN xi măng, tăng hạn mức vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì DN trong nước đã làm chủ được công nghệ.
Về phía Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng lại rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu ngành xi măng đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu không có giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, nhiều DN xi măng sẽ phá sản.
Bộ Xây dựng lý giải, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các Quy hoạch sản xuất, trong đó có sản phẩm xi măng, từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc có hiện tượng tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng để bổ sung vào Luật Quy hoạch sửa đổi trong thời gian tới.
Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện đã lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất vượt số này nhờ tăng tỷ lệ phụ gia.
Chương trình hỗ trợ đào tạo sau học bổng và trao tặng học bổng cho 100 học sinh, 100 sinh viên toàn quốc có tổng trị giá 2,2 tỷ đồng.
Chương trình trao tặng 100 phần học bổng trị giá 2 triệu đồng/suất cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đối với sinh viên, chương trình năm nay trao tặng 100 phần học bổng trị giá 15 triệu đồng/suất cho các bạn sinh viên từ năm nhất đến năm cuối tại các trường đại học công lập thuộc các chuyên ngành: Khoa học kỹ thuật, Môi trường, Thiết kế, Nhóm Ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketing.
Đặc biệt, với chủ đề “Nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai bền vững tại Việt Nam”, sinh viên nhận học bổng có cơ hội được tham gia vào nhiều hoạt động gắn kết xuyên suốt chương trình, bao gồm các khóa đào tạo “Kỹ năng đổi mới xã hội” để ươm mầm ý tưởng và kỹ năng thông qua các dự án xã hội thực tế; thực hiện các dự án ESG trong cộng đồng do SCG tài trợ hoặc ESG Tour cho các hoạt động xanh của SCG trên toàn quốc.
Học bổng SCG Sharing The Dream là hoạt động trách nhiệm xã hội trọng điểm của Tập đoàn SCG từ năm 2007. Trong suốt 16 năm qua, chương trình đã hỗ trợ hơn 5.500 suất học bổng cho học sinh, sinh viên toàn quốc, với tổng trị giá các hoạt động là 38 tỷ đồng.
Hội đồng Đội Trung ương mong muốn những hoạt động hỗ trợ thiết thực này là món quà ý nghĩa dành tặng các em thiếu nhi và các bạn sinh viên có động lực phấn đấu, nỗ lực học tập rèn luyện, giúp các bạn trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.