Nguyễn Hải Trung Đại Biểu Quốc Hội

Nguyễn Hải Trung Đại Biểu Quốc Hội

Quê quán: xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Quê quán: xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Gửi yêu cầu đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn để xác thực các thông tin & hoàn tất quá trình kiểm duyệt để cấp chứng nhận.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Đại hội

Tới dự Đại hội còn có đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Ngoài ra, Đại hội cũng có sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện cho hơn 65.000 hội viên thuộc 59 tỉnh thành hội, 3 chi hội ngành nghề, 26 đơn vị trực thuộc.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương tham dự đại hội

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, trong những năm qua, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò, vị thế và uy tín của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được khẳng định. Trong nhiệm kỳ 2018-2023 vừa qua, Hiệp hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Cụ thể là, Hiệp hội đã tập hợp được đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với số lượng hội viên ngày càng tăng, đến nay đã có trên 63,8 nghìn hội viên.

Với sự hoạt động hiệu quả của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018-2023, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phát triển mạnh cả về quy mô, loại hình, số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức cùng đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Trong đó, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tiếp tục đồng hành, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới. Kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp, tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.

Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả và thực chất Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tăng cường kết nối cung - cầu lao động, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Tại đại hội, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hướng tới đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với trọng tâm chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025.

Ông Nguyễn Văn Thân cũng mong muốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các dự án đầu tư công, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào phát triển kinh tế.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 được tổ chức nhằm xây dựng doanh nghiệp hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên. Đại hội cũng đã đánh giá những nỗ lực thành tựu đã đạt được cũng như yếu kém khuyết điểm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ III, rút ra bài học sâu sắc đồng thời xác định đúng đắn phương hướng mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Đại hội cũng đã bầu Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội, Ban Kiểm tra Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khóa IV nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đối với chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tóm lược trả lời tại Hội trường. Bộ Công Thương xin báo cáo và làm rõ thêm về các vấn đề này như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4324/VPCP-KTTH ngày 21 tháng 5 năm 2019, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo văn bản pháp luật quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam dưới hình thức Thông tư và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 để lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Ngày 05 tháng 8 năm 2019, Bộ Công Thương có công văn số 5632/BCT-XNK gửi các cơ quan, Bộ ban ngành, Sở Công Thương các tỉnh đề nghị tham gia ý kiến đối với dự thảo lần 1 của Thông tư. Ngày 25 và 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Công Thương tổ chức 2 hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 400 đại diện từ các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp để lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với dự thảo này.

Trong quá trình xây dựng Thông tư, Bộ Công Thương nhận thấy văn bản này có nhiều nội dung phức tạp, liên quan đến chức năng nhiệm vụ quản lý của nhiều Bộ, cơ quan chuyên ngành cũng như điều chỉnh phạm vi hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh sau này. Vì vậy, Bộ Công Thương nhận thấy cần xin ý kiến đóng góp đối với dự thảo ở phạm vi rộng và sâu, nghiên cứu hoàn thiện dự thảo để đảm bảo chất lượng của văn bản được ban hành sau này.

Sau khi dự thảo lần 1 của Thông tư được đăng tải và xin ý kiến, dự thảo Thông tư nhận được rất nhiều quan tâm và ý kiến đóng góp đối với nhiều nội dung, cụ thể như: hình thức và bố cục của văn bản, phạm vi áp dụng của Thông tư, quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, tên gọi của Thông tư, cách thể hiện và trách nhiệm thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, hình thức của danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR), quy định đối với hàng hóa gia công đơn giản, cơ quan xác định, phân xử…

Trong các ý kiến đóng góp, đặc biệt có ý kiến liên quan đến hình thức văn bản cho rằng văn bản cần ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ do có quy định về yêu cầu, tiêu chí để sản phẩm, hàng hóa được xác định là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Bộ Công Thương nhận thấy một số ý kiến có phần hợp lý, cần được xem xét và cân nhắc kỹ.

Thứ nhất, theo các ý kiến đóng góp, dự thảo văn bản chứa đựng những quy định về cách xác định thế nào là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hay sản xuất tại Việt Nam, nghĩa là quy định về điều kiện. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Đầu tư năm 2014, văn bản chứa quy định về điều kiện không được phép ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ trưởng. Hơn nữa, văn bản này có phạm vi điều chỉnh và đưa ra các quy định độc lập so với các văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa và nhãn hàng hóa hiện hành. Nếu văn bản ban hành dưới hình thức Thông tư có thể gây hiểu nhầm đây là văn bản hướng dẫn của các Nghị định quy định về xuất xứ hàng hóa (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP) hay nhãn hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).

Thứ hai, dự thảo Thông tư hiện đang đề cập đến những nội dung chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao hơn và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành khác nhau, do vậy việc ban hành văn bản ở dạng Thông tư có thể sẽ gặp những bất cập, khó triển khai trong thực tế.

Thứ ba, văn bản ban hành nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ là hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa, là căn cứ để xác định hàng hóa có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước tại thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ tạo hành lang pháp lý về việc ghi nhãn cho hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để sản phẩm, hàng hóa được công nhận là sản xuất tại Việt Nam. Nếu văn bản này được ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ Công Thương sẽ khó tạo hành lang pháp lý vững chắc để phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa do không đủ cơ sở điều chỉnh phạm vi thực hiện của các cơ quan, Bộ ngành liên quan.

Thứ tư, ngày 04 tháng 7 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" nhằm ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong thương mại quốc tế cũng như bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Theo đó, cần nâng cao khả năng phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ngăn chặn và xử lý hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa. Do vậy, văn bản ban hành ở cấp Thông tư không đủ cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị để thực hiện Đề án theo Quyết định số 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 12 tháng 11 năm 2019, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 143/BC-BCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xây dựng văn bản quy định cách xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành văn bản này ở cấp Nghị định để có thể tạo được hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo sự phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong thời gian chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo lần 2 của văn bản này. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận nâng lên cấp Nghị định, Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư trong quý I năm 2020.

Bộ Công Thương xin trân trọng cảm ơn Đại biểu Nguyễn Anh Trí và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.