Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Đánh giá 10 năm thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 - 2020" do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 20.4.
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Đánh giá 10 năm thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 - 2020" do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 20.4.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, một số chính sách ASXH chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, thiếu bền vững, thực hiện thiếu đồng bộ, chưa đồng đều giữa các địa phương, chênh lệch về mức sống, hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng... còn lớn.
Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý còn bất cập, trình độ quản lý chưa cao, vẫn còn hiện tượng lạm dụng, trục lợi chính sách.
Ông Hồi chia sẻ: “Thời gian tới, Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các chính sách ASXH hiện hành và nghiên cứu xây dựng, đề xuất với T.Ư một nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là hết sức cần thiết, nhằm quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững".
Để Việt Nam tiến tới tầm nhìn an sinh xã hội cho toàn dân, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam phải tiếp tục dành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể để tăng cường hệ thống an sinh xã hội trên nhiều chiều cạnh khác nhau.
Theo các chuyên gia ILO, việc cải cách các chính sách ASXH cần được thiết kế và thực hiện dựa trên một loạt các nguyên tắc như: phối hợp và liên kết nhiều hơn giữa các chính sách và can thiệp khác nhau; hệ thống ASXH nhạy cảm hơn về giới và phản ứng với sốc; đảm bảo ASXH, không bỏ lại ai phía sau; thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan trong quá trình hoạch định chính sách ASXH...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD;
GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.
Phân tích về dữ liệu này, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 là 5,05% trong khi tốc độ tăng dân số chậm hơn, điều này đã đẩy GDP bình quân đầu người tăng thêm 160 USD.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Con số này không có nhiều thay đổi sau một năm.
Trước đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận khoảng đạt mốc 400 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.
Năm 2022 cũng là thời điểm thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt ngưỡng 4.000 USD/người/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ bảy liên tiếp.