Tính Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Năm 2007

Tính Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Năm 2007

Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của một doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, có thể tính theo quý theo năn.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 tăng 2,5% so với năm 2020

Sáng ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2022; ký giao ước thi đua năm 2022. Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Năm 2021, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch công tác trong điều kiện có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai và xây dựng phương án tăng trưởng, đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, chủ động tham mưu, đề xuất các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 đạt 28.412 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2020; có 11 xã được công nhận đạt tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh được công nhận đạt tiêu chí xã NTM nâng cao lên 15 xã. Đang hoàn thiện các bước để đánh giá, phân hạng 47 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Công tác cải cách hành chính được thực hiện tích cực, tỷ lệ ký số văn bản đạt trên 96%, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, bước đầu các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2,1 - 2,9 lần so với canh tác truyền thống.

Năm 2022, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,3% trở lên so với năm 2021; năng suất lúa đạt trên 13 tấn/ha/năm, sản lượng lương thực ước đạt 945.000 tấn; số xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao trong năm đạt 10 xã trở lên.

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, năm 2022 ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai nhân rộng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhằm tạo các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp. Thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch, đề án mà ngành tham mưu cho tỉnh: kế hoạch cơ cấu lại ngành, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 4/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM, coi trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở những nội dung được gợi mở tại hội thảo quốc tế nông nghiệp vừa qua, ngành nông nghiệp đề xuất những vấn đề, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới của tỉnh, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp, phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lấy thị trường làm cơ sở để định hướng cho sản xuất và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đi vào thực chất, không chạy theo phát triển hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn; thực hiện hiệu quả, sáng tạo chương trình “Thắp sáng đường quê”, mỗi xã một sản phẩm.

Các đơn vị trong ngành ký kết giao ước thi đua năm 2022.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua năm 2022 giữa các đơn vị trong ngành.

Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giúp tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá. Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 63)

a) Vùng chuyên canh cho phép khai thác hiệu quả điều kiện sinh thái nông nghiệp của mỗi vùng.

b) Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động cho các vùng nông thôn.

c) Các vùng chuyên canh đang phát triển thành nhà máy sản xuất hàng hoá với sản phẩm có sản lượng đảm bảo và chất lượng cao.

d) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng chuyên canh nước ta là làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.

Tham gia chuỗi liên kết mang lại “lợi ích kép".Người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định; các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung.

Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng nông sản

Nói đến Ninh Thuận, ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất đầy vất vả vì khô, vì nóng, vì gió nhiều. Thế nhưng khí hậu nhiệt đới khô hạn đặc trưng lại là lợi thế cho phát triển nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc thù.

Theo Vietnam+, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng được các địa phương ưu tiên mở rộng. Từ đó, tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng lớn, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác với hộ kinh doanh các sản phẩm nông-lâm-thủy sản cung ứng cho thị trường.

Thông tin trên Nông nghiệp Việt Nam, trong mô hình liên kết, nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào cánh đồng lớn như gieo sạ tập trung, sử dụng cùng giống, cùng quy trình thâm canh nên cây lúa ở Ninh Thuận sinh trưởng phát triển tốt, năng suất lúa bình quân ước đạt 71 tạ/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất đại trà từ 7 - 12%, được doanh nghiệp tham gia liên kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm từ 50 - 100 đồng/kg, giảm được chi phí sản xuất từ 7 - 12%, hiệu quả tăng từ 20 - 30% so với sản xuất đại trà.

Riêng với mô hình liên kết chuỗi giá trị lúa giống, trong mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giống cho năng suất bình quân ước đạt 80 tạ/ha, được doanh nghiệp tham gia liên kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm từ 500 - 700 đồng/kg, giúp tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích canh tác thêm 50 - 60% so với sản xuất truyền thống.

Đối với cây bắp (ngô), nhờ áp dụng quy trình sản xuất giống, cơ giới hóa vào khâu làm đất, ứng dụng tốt và đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào cánh đồng lớn nên cây bắp sinh trưởng phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt 78 tạ/ha/vụ. Sản phẩm bắp giống được các doanh nghiệp thu mua với giá 8.500 đồng/kg bắp tươi (nguyên cùi). Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận bình quân đạt 35 - 41 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất bắp đại trà khoảng 18 - 20 triệu đồng/ha.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất măng tây xanh năng suất bình quân 73 - 80 tạ/ha, sản phẩm được doanh nghiệp thu mua với giá 50.000đ/kg. Mối liên kết này đã giúp nông dân có thu nhập ổn định với mức cao.

Doanh nghiệp thu mua nha đam từ mô hình liên kết sản xuất với nông dân Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Đặc sản của Ninh Thuận là nho trong mô hình liên kết sản xuất cho năng suất bình quân đạt 18 - 20 tấn/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà từ 10 - 15%, được các hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết thu mua với giá nho đỏ 25.000 - 30.000đ/kg, nho xanh 50.000 - 55.000 đồng/kg. Mối liên kết này đã giúp các hộ tham gia liên kết có thu nhập ổn định. Chuỗi liên kết chuỗi giá trị cây nha đam, táo cũng có hiệu quả kinh tế không thua kém.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận-Ninh Thuận (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn) chia sẻ, bình quân mỗi năm công ty liên kết thu mua từ các hộ dân khoảng 150 tấn táo, nho cung cấp cho thị trường. Cùng đó, công ty chế biến khoảng 15 tấn táo sấy dẻo tách hạt và nguyên hạt, ô mai táo và sản xuất khoảng 3.000 lít sirô táo, giấm táo.

Được sản xuất từ dây chuyền tiên tiến, các sản phẩm chế biến từ quả táo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng giúp sản phẩm của công ty đạt chứng nhận Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao cấp tỉnh. Hiện, các sản phẩm chế biến từ quả táo của công ty đã được đưa vào bán tại các siêu thị, chuỗi bán lẻ trên cả nước.

Ngoài hiệu quả kinh tế, các mô hình nói trên còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất, tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh cây trồng, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất và chất lượng cao hơn.

“Các mô hình nói trên đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, tạo nền tảng cho sản xuất nông sản sạch theo hướng bền vững. Ngoài ra, trong năm 2022, Ninh Thuận tiếp tục duy trì 5 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của năm 2021 với các liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi bò, dê, cừu thịt vỗ béo, heo, chuỗi giá trị liên kết chăn nuôi gia cầm; duy trì mô hình liên kết chăn nuôi vịt chạy đồng, chuỗi giá trị heo đen, gà bản địa”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận trao đổi với báo Nông nghiệp Việt Nam.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, đến nay tỉnh đã xây dựng được 31 cánh đồng lớn trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống… với tổng diện tích trên 4.242ha.

Đồng thời, thực hiện 57 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (43 liên kết thông qua hợp tác xã và 14 liên kết do doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông dân) sản xuất lúa, bắp giống, nho, măng tây xanh, nha đam, tỏi, kiệu, ớt, hành tím, chanh không hạt, đậu xanh, điều, mía đường, mỳ với tổng diện tích 14.267ha.

Bên cạnh đó, các địa phương hình thành nhiều mô hình liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm cừu, dê, bò, heo đen, gà bản địa với cơ sở giết mổ.

Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến tiêu thụ được 15 sản phẩm gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn, chuỗi giá trị này được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao.

Qua đánh giá, tham gia vào chuỗi liên kết, người dân không chỉ được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn mà giá trị thu được của các mô hình liên kết cũng cao hơn từ 15-20% so với sản xuất truyền thống, hạn chế được tình trạng được mùa, mất giá.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu sản phẩm, chất lượng được quản lý. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp tham gia liên kết đã đưa sản phẩm vào chuỗi hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Tiếp tục đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Vietnam+, bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện cũng gặp không ít khó khăn, đó là tình trạng sản xuất nông nghiệp phần nhiều còn mang tính nhỏ lẻ; việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đồng nhất hạn chế; tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, một bộ phận nông dân chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường lên cao.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận cho biết, trong bối cảnh hiện nay việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tạo ra những chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đang là vấn đề cấp thiết để hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại mang lại giá trị tăng cao.

Tham gia chuỗi liên kết mang lại “lợi ích kép," người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro, được hợp tác xã, doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý.

Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường.

Để nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất, năm 2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí thực hiện trên 21 tỷ đồng; trong đó, tập trung cho hoạt động xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tập trung' cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; trong đó ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp; hỗ trợ lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã.

Theo ông Cương, thời gian tới ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức sản xuất cho tổ, nhóm, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia vùng sản xuất nguyên liệu, hỗ trợ chứng nhận VietGAP; tiếp tục phát triển chuỗi liên kết sản xuất, đào tạo kiến thức kinh doanh, kỹ năng thị trường, giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho đối tác tham gia chuỗi giá trị.

Song song với phát triển chuỗi liên kết sản xuất, Ninh Thuận cũng chú trọng quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp đặc thù thông qua các sự kiện, hội chợ, hội thảo, kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm để giúp chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP nói riêng, sản phẩm nông nghiệp Ninh Thuận nói chung đến người tiêu dùng. Đồng thời, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản giữa Ninh Thuận với các tỉnh, thành phố và khai thác sản phẩm thế mạnh của địa phương khác.

Sản xuất công nghiệp là gì? giá trị sản xuất công nghiệp và cách tính giá trị sản xuất trong công nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp là sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học, kỹ thuật.