Ý Nghĩa Của Triết Học Hy Lạp Cổ Đại

Ý Nghĩa Của Triết Học Hy Lạp Cổ Đại

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus.

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus.

Tư tưởng về bản nguyên thế giới:

Vấn đề bản nguyên thế giới luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các hệ thống triết học từ trước tới nay. Triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi mới ra đời đã rất quan tâm đến vấn đề này và có những điểm khác với các nền triết học khác cùng thời.

– Bản nguyên đầu tiên với tư cách là cái đơn nhất.

Quan điểm về bản nguyên đầu tiên là cái đơn nhất được hình thành ở trường phái Milê. Các đại biểu của trường phái này đều coi bản nguyên của thế giới là một cái đơn nhất: nước (Talét), không khí (Anaximen), Apeirôn (Anaximanđrơ). Cơ sở để hình thành quan điểm của họ là sự thống nhất vật chất. Khởi nguyên đầu tiên đó được xem xét dưới dạng một đơn nhất và với tư cách là một sự vật hoàn toàn cụ thể. Vật chất không được coi là cái phổ biến mà là một cái cảm tính trực tiếp. Khi đó, sự thống nhất của các vật thể tự nhiên khác nhau đã được hiểu theo nghĩa, phát sinh từ nguồn gốc chung là một khởi nguyên nào đó. Khác với Talét, Anaximandro đã đưa ra yếu tố chung hơn, một dạng vật chất không xác định, vô hạn, còn Anaximen đưa ra dạng vật chất vô hạn về số lượng, tinh tế, nhỏ bé chung cho tất cả các chất là khí.

– Bản nguyên đầu tiên với tư cách là cái đặc thù.

Quan điểm bản nguyên đầu tiên với tư cách là cái đặc thù đã xuất hiện trong trường phái “các nhà triết học tự nhiên thế kỷ V tr.CN”. Anaxago cho rằng bản nguyên đầu tiên của thế giới là những phần nhỏ bé, siêu cảm giác không nhìn thấy được của nước, đất, khí, lửa, gọi là mầm sống, là hạt giống của muôn vật (Homoiomeria). Những hạt giống ấy có những kết hợp khác nhau tạo thành mọi vật đang tồn tại. Động lực quyết định sự kết hợp và tách biệt của các hạt giống là Nuxơ (tr tuệ vũ trụ). Empêđộclơ cho rằng khởi nguyên thế giới vật chất là một số yếu tố xác định, có chất lượng khác nhau. Đó chính là đất, nước, lửa và không khí. Những yếu tố đó luôn vận động, nguyên nhân của sự vận động là do sự tác động qua lại của hai lực “tình yêu” và “hận thù”.

– Bản nguyên đầu tiên với tư cách là chi phổ biến. Quan điểm bản nguyên là cái phổ biến xuất hiện trong trường phái nguyên tử luận (thế kỷ V. IV tr.CN). Đêmôcrit thừa nhận nguyên tử (tồn tại) và chân không (không tồn tại là những bản nguyên thế giới luôn đối lập nhau. Nguyên tử là một yếu tố vật chất có tính quy định và tính tích cực nội tại, luôn vận động trong chân không vô tận. Nguyên tử vận động va chạm vào nhau, đẩy nhau rồi xoắn lấy nhau, tan hợp, hợp tan theo những trình tự nhất định, tạo nên những hướng khác nhau. Vận động của từng nguyên tử trong chân không, tuân theo quy luật khách quan, định hình nên một vũ trụ sinh động và biến hóa. Đêmốcrit không thừa nhận có sự khác biệt về chất giữa các nguyên tử.

Trong thời kỳ sơ khai của triết học, cùng với cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy vật và duy tâm về bản thể luận, còn có cuộc đấu tranh giữa quan điểm biện chứng với quan điểm siêu hình về bản tính thế giới.

Heraclt coi bản nguyên thế giới là lửa và khẳng định bản tính thế giới là “mọi thứ đều trôi qua”. Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa nhận sự thống nhất mâu thuẫn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu. Ở Heraclít vận động và đứng im là một sự thống nhất của các mặt đối lập, giống như đấu tranh và hài hòa, chúng không tồn tại thiếu nhau và thể hiện ra thông qua nhau. Ông vừa thừa nhận dòng sông luôn chảy, mặt trời thường xuyên và liên tục biến đổi, vừa thừa nhận không có cái gì ổn định và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và mặt trời luôn chiếu sáng. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im và tính xác định của dòng sông không loại trừ sự vận động (chảy) của nó. Heraclít nói rõ hơn” Khi biến đổi, nó đứng im” (nghỉ ngơi). Từ đó ta suy ra rằng chính Hêraclít là người nói về cái hài hòa trong đấu tranh, thống nhất trong phân đội, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trong khác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời. Khái niệm triết học cơ bản của tư tưởng về bản tính thế giới của Hêraclít là Logos. Thuật ngữ này làm nên nội dung cốt lõi của phép biện chứng Heraclít.

Theo ông, trước hết Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu. Thống nhất ở đây có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hòa giữa các mặt đối lập. Vốn là tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng, ông thường sử dụng tư tưởng này với tính kiên định và nhất quán. Ông phê phán các vị tiền bối như Hexiốt, Pitago, Xênôphan… không hiểu sự thống nhất. Ông cho rằng ngày và đêm, thiện và ác không phải là một, đó là điều ai cũng hiểu. Nhưng ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mọi đối lập tạo nên một chỉnh thể thống nhất thì là điều ít ai hiểu. Đương nhiên dễ hiểu rằng các kiểu đối lập trên là nối tiếp nhau, tao ra tính chu kỳ và tính lặp lại nhất định. Nhưng người ta, theo Heraclít không hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hòa hợp, sự hài hòa giữa các mặt đối lập, tức là bởi “Logos”phổ biến. Nói tới sự thống nhất của mặt đối lập, Heraclít chỉ muốn nói rằng các mặt đối lập giả định lẫn nhau nhưng và không thể có được nếu thiếu nhau chứ không phải là sự trùng hợp nhau tuyệt đối: chẳng hạn, không thể quý sức khoẻ nếu không biết đối lập của nó là bệnh. Hêraclít nói rằng “Bệnh tật làm cho sức khoẻ trở nên quý giá, ngọt ngào”. Thứ hai là quan hệ giữa Logos chủ quan và Logos khách quan, tức là khả năng thống nhất giữa chúng. Heraclít đã giải quyết vấn đề một cách khẳng định. Ông cho rằng tư duy vốn có ở mọi người và Logos thế giới con người chủ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới khách quan), mặc dù điều đó không diễn ra thường xuyên và hoàn toàn không phải ở mọi người. Khả năng ấy suy ra rằng việc nhận thức Logos của thế giới bên ngoài là có thể có được. Con đường đạt tới khả năng ấy theo Heraclít là bằng nỗ lực bản thân và quan hệ với Logos của thế giới sự vật bên ngoài.

Đóng góp cơ bản của Heraclít trong lịch sử phép biện chứng là cách trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã có thể hiện bản chất mâu thuẫn của các sự vật trong “Logos” chủ quan và chỉ ra sự thống nhất giữa biện chứng của nhận thức và biện chứng của thế giới.

Đối lập với biện chứng khẳng định của Hêraclít là phép biện chứng “phủ định” của trường phải Elê, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong với hai đại biểu lớn là Pácmếnít và Dânôn. Vấn đề lớn trong tiết học Picnênít là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, vận động và đứng im. Cuộc tranh luận giữa Hêraclít với Pácmệnít là cuộc tranh luận giữa một người xem sự vật trong vận động với một người nhìn nhận sự vật trong trạng thái yên tĩnh. Tư tưởng triết học của Pác mênít thể hiện ở ba luận điểm: coi vận động, biến đổi là hư ảo, bác bỏ khái niệm không gian rỗng thuần tuý, coi tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả.

Tư duy là tư duy chỉ khi nào có vật thể, và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính cách nó có như một hiện thể đặc trưng; coi thế giới không có sinh thành, xuất hiện và diệt vong. Dânôn đã cụ thể hóa và phát triển nguyên lý “vạn vật đồng nhất thể” và vạn vật bất biến bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý. Ông đã đặt ra quan hệ giữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, Song ông chưa có điều kiện để bàn tới tính biện chứng theo cách nhìn hiện đại về các mối quan hệ ấy, Mặt tích cực của nhà biện chứng theo nghĩa cũ này là các nghịch lý (aporia) của ông thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận đi tới chân lý.

Vào thời cực thịnh của triết học, tư tưởng biện chứng được thể hiện trong tư tưởng của Xôcrát. Ông trình bày quan điểm của mình chỉ bằng lời nói, dưới hình thức hội thoại hay tranh luận, theo phương pháp đặc biệt, đặc trưng cho ông, đó là phương pháp Xôcrát, phương pháp này có bốn bước.

Mia mai là thủ pháp phản biện bằng cách nêu hàng loạt câu hỏi có tính chất mỉa mai nhằm dồn người đối thoại vào thế mâu thuẫn, thừa nhận những khiếm khuyết trong lập luận của mình, từ đó thừa nhận chân lý.

– Đỡ đẻ với nghĩa là người thầy, người dẫn dắt không bỏ mặc người đang đối thoại với mình (học trò chẳng hạn) tình trạng không lối thoát mà chủ động nêu ra những vấn đề mới, giúp họ đạt tới chân lý. Việc đó giống như việc bác sĩ giúp người mẹ sinh ra đứa con.

– Quy nạp là quá trình đi từ phân tích những hành vị riêng lẻ đến khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xã hội,

– Xác định hay định nghĩa là bước cuối cùng của tiếp cận chân lý: gọi đúng tên sự vật, chỉ ra đúng bản chất của nó, xác định đúng những chuẩn mực hành vi đạo đức, tiến tới xây dựng một khoa học về cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc, hợp lý trí.

Phương pháp biện chứng của Xôcrát được Platôn tiếp tục phát triển theo tinh thần chủ nghĩa duy tâm khách quan. Platôn cho rằng muốn có tri thức thì phải “hồi tưởng”. Hồi tưởng là con đường đánh thức trong linh hồn “tri thức bị lãng quên”, là “tìm kiếm tri thức nơi mình”. Phương pháp thực hiện hồi tưởng là phương pháp biện chứng. Biện chứng theo cách hiểu của Platôn là đàm thoại triết học, là xây dựng các khái niệm, tìm hiểu khái niệm… Phép biện chứng của Platôn chính là lôgíc học. Lý luận lôgíc học của Platôn tuy duy tâm song nó mở ra phương pháp phân tích khoa học về quá trình nhận thức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết nhiều về phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Ăngghen đã đề cập tới vấn đề này trong nhiều tác phẩm khi ông xác định phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy Ăngghen đã thấy nguồn gốc lịch sử của nó trong học thuyết của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và cho rằng những nhà triết học Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát bẩm sinh”.

Dường như phần lớn các định nghĩa mang tính tổng quát về phép biện chứng được VILênin đưa ra đều xuất phát từ sự nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại. Với quan điểm trên phép biện chứng Hy Lạp cổ đại được hiểu là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử nhận thức mang tính biện chứng về sự phát triển của hiện thực. Tuy nhiên phép biện chứng ở giai đoạn này là “phép biện chứng khách quan tự phát” có nghĩa là khi phát triển các yếu tố của phép biện chứng trên thực tế, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại về chủ quan đã không ý thức được nó, đã không tự giác xây dựng nó thành hệ thống. Khi phản ánh tính chất biện chứng tự nhiên xã hội và tư duy, phép biện chứng tự phát đó đã tồn tại dưới hai hình thức: phép biện chứng khẳng định tức là sự khẳng định và phân tích các quy luật biện chứng khác nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Hình thức này thể hiện rõ trong trường phái Ephezơ, điển hình là Heraclít; phép biện chứng phủ định là phủ định tính chân lý của cái mà trong đó, tính mâu thuẫn nội tại bộc lộ ra. Hình thức này thể hiện rõ trong trường phái Êlê. Mặt khác, phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại còn được biểu hiện qua đàm thoại, tranh luận triết học để sao cho có thể thông qua sự xung đột giữa các ý kiến trái ngược nhau mà phát hiện ra chân lý, được thể hiện trong nghịch lý của Dânôn và phương pháp của Xôcrát, của Platôn. Phép biện chứng này chính là phép biện chứng cổ điển của triết học Hy Lạp cổ đại.

Từ thời kỳ sơ khai đến thời kỳ Hy Lạp hóa, quan điểm về con người và khả năng nhận thức thế giới của con người có sự phát triển theo sự phát triển của tri thức triết học.

Heraclít cho rằng mọi người đều có khả năng nhận thức bản thân và suy xét” và Logos thế giới con người (chủ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới khách quan. Từ đó ông suy ra rằng khả năng ấy của con người có thể thực hiện được bằng con đường tự nhận thức và quan hệ với Logos thế giới.

Đối với trường phái Êlê, việc đối lập tư duy duy lý về các sự vật với trực quan cảm tính về chúng và các ý kiến dựa vào trực quan là động cơ nghiên cứu của mình. “Tri thức” chống lại “ý kiến” giả dối – tức chân lý chống lại sai lầm cảm tính, đó là phản đề xuyên suốt triết học Páchênít và Dânôn. Pácăênít đề cao vai trò nhận thức lý tính, ông coi trọng việc dùng lý trí để giải quyết các vấn đề khi thảo luận. Còn Dênôn cho rằng nếu dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật thì sẽ không hiểu được bản chất sự vật. Muốn vậy, phải sử dụng tư duy trừu tượng. Điều đó cũng có nghĩa ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, đề cao vai trò của nhận thức lý tính.

Empêđiclơ đưa ra luận điểm lý giải nhận thức rằng “cái tương tự được nhận thức bởi cái tương tự”. Anaxago khẳng định rằng cảm giác là cơ sở của ý thức con người, ông bác bỏ học thuyết nhận thức của Pác mênít. Quan điểm về nhận thức của Anaxago cũng đối lập với quan điểm của Empêđộclạ và cho nhận thức được tiến hành cái đối lập liên hệ với các đối lập. Đêmôcrít chia nhận thức ra hai loại: nhận thức trong sáng (tư duy lý luận) và nhận thức mờ tối. Ông thừa nhận mối liên hệ qua lại, sâu sắc giữa hiện thực và chân lý, giũa cảm giác tư duy lý luận, giữa cảm tính và lý tính. Cảm tính không thể đạt tới nhận thức chân lý về hiện thực, nhưng chúng ta nhận thức được sức mạnh xác thực từ cảm tính. Trong lĩnh vực nhận thức lý luận, Đêmôcrít trở thành đại biểu của phép biện chứng cổ đại với tính cách là về sự phát triển của tư duy trên cơ sở mặt đối lập của nó là cảm giác. Qua đó ông đã bổ sung phép biện chứng lôgíc của Heraclít.

Lý luận nhận thức của Đêmôcrít được trình bày dưới hình thức đối thoại triết học giữa cảm xúc và lý tính để xem thứ nào quan trọng hơn đối với việc nhận thức chân lý. Thông qua đàm thoại, Đêmôcrít đã nói rằng nhận thức “trong sáng”, chính xác đạt được thông qua mặt đối lập của mình – “nhận thức đen tối”. Vì vậy, Đêmôcrít là tác giả của luận điểm nhận thức thông qua cái đối lập. Sự quan tâm đến con người của Xôcrát được xem như một bước ngoặt từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức. Chủ đề suy xét về con người là điều thiện, cái đẹp, tự ý thức, tri thức và chân lý. Muốn tuân theo điều thiện thì phải hiểu nó. Muốn hiểu nó con người phải học, cần phải xây dựng phương pháp tìm ra chân lý, phương pháp ấy là đối thoại tích cực có bốn bước, giúp con người tránh mọi ngộ nhận, vượt qua sai lầm, xác định đúng bản chất sự vật, về sau gọi là phương pháp Xôcrát. Platôn đã phủ định quan điểm của các nhà duy vật về vai trò của cảm giác.

Ông coi đối tượng của nhận thức chân lý không phải là giới tự nhiên mà là những thực thể tinh thân, còn những sự vật cảm tính là đối tượng của nhân thức theo dư luận, nghĩa là không phải là tri thức mà là cái tương tự tri thức. Muốn hiểu biết chân lý phải bỏ mọi cái hữu hình, cảm tính, phải nhắm mắt, bịt tai, phải đi sâu quan sát bản thân mình, cố gắng “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử trước đó đã quan sát được trong thế giới ý niệm. Arixtốt chống lại quan điểm của Platôn coi “ý niệm” là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác, kinh nghiệm, nghệ thuật và tri thức khoa học. Theo Arixtốt, nhận thức là cả một quá trình từ kinh nghiệm cảm tính đến nhận thức lý tính. Ông chia nhận thức thành các bộ phận kinh nghiệm – nghệ thuật – khoa học. Kinh nghiệm gắn với cảm giác nhưng không phải là cảm giác mà là kết quả của quá trình từ cảm giác đến trí nhớ.

Nhìn chung, Arixtốt đứng trên lập trường duy vật để giải quyết các vấn đề của lý luận nhận thức. Đi sâu vào học thuyết về tri thức, Arixtốt đã có sự phân biệt tri thức khoa học với nghệ thuật, kinh nghiệm và ý kiến. Ông cho rằng đối tượng của tri thức khoa hc là tồn tại của nghệ thuật là sự tái tạo lại sự vật nhờ khả năng hành động, cho nên lĩnh vực của nghệ thuật là sản xuất, còn lĩnh vực của tri thức là sự trực quan sự vật, là lý thuyết, là tư biện, Tri thức khác với kinh nghiệm. Kinh nghiệm là điểm xuất phát của tri thức và nghệ thuật. Nhưng đối tượng của tri thức và kinh nghiệm là khác nhau. Đối tượng của kinh nghiệm là các sự kiện đơn nhất, đối tượng của tri thức khoa học là cái chung tất yếu. Tri thức khoa học cũng khác với ý kiến. Ý kiến có thể giả dối có thể chân thực. Còn tri thức khoa học luôn luôn là chân lý. Theo Arixtốt, tri thức khoa học có ba đặc điểm: tính được chứng minh, tính chung nhất và tính tất yếu; khả năng giải thích; sự thống nhất trong sự phối thuộc của các trình độ phụ thuộc lẫn nhau.

Epiquya thừa nhận sự tác động của vật chất vào các giác quan của con người. Ông cho rằng tự thân các cảm giác bao giờ cũng chân thực bởi vì chúng xuất phát từ hiện thực khách quan; các sai lầm nảy sinh ra từ sự giải thích các cảm giác. Êpiquya đã giải thích sự xuất hiện của cảm giác một cách duy vật ngây thơ rằng: từ bề mặt các vật thể toát ra một dòng liên tục các hạt cực nhỏ, chúng thấm nhập vào các giác quan và gây nên những hình ảnh về mọi vật, Nhận thức có mục đích là giải phóng con người ra khỏi ngu dốt, mê tín và sự sợ hãi trước thần linh, trước cái chết, nếu không thì không thể có được hạnh phúc.