Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân biên giới giữa hai nước có đường biên giới kề nhau. Nước nhập khẩu tiểu ngạch là nước mua hàng hóa, nước xuất khẩu tiểu ngạch là nước bán hàng hóa. Ở nước ta, hoạt động tiểu ngạch diễn ra ở một số tỉnh có người dân sinh sống gần cửa khẩu như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…Các mặt hàng thường được buôn bán qua đường tiểu ngạch chủ yếu như quần áo, giày dép, nông sản, thực phẩm…
Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân biên giới giữa hai nước có đường biên giới kề nhau. Nước nhập khẩu tiểu ngạch là nước mua hàng hóa, nước xuất khẩu tiểu ngạch là nước bán hàng hóa. Ở nước ta, hoạt động tiểu ngạch diễn ra ở một số tỉnh có người dân sinh sống gần cửa khẩu như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…Các mặt hàng thường được buôn bán qua đường tiểu ngạch chủ yếu như quần áo, giày dép, nông sản, thực phẩm…
Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới được tiến hành như sau: 1. Thủ tục khai hàng Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch, khi có hàng hóa cần xuất nhập khẩu, phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế Để nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch cần phải nộp các giấy tờ sau: – Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): 2 tờ – Giấy chứng minh cư dân biên giới – Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do ủy ban nhân dân tỉnh cấp
Riêng hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi. Nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần vượt đó. Đối với những trường hợp này, cơ quan Hải quan dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế.
2. Thủ tục kiểm hóa – Các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch đều phải đưa hàng hóa đến cửa khẩu và xuất trình để hải quan kiểm tra – Tùy theo tính chất từng loại hàng hóa cụ thể, trưởng hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra thích hợp. – Việc kiểm hóa phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng. – Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai, các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá. – Căn cứ giấy tờ khai báo, kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan. – Việc luân chuyển giấy tờ như sau: + Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới. + Lưu các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu.
Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Tài Lộc P907, Khu 3D, Đô Thị Resco, Cổ Nhuế , Từ Liêm , Hà Nội Điện thoại: (024) 3752 5466 – Hotline: 0974 21 6886 Email: [email protected] – [email protected] Website: http://www.chuyenphatnhanhquocte.vn Website: https://www.chuyenphatquocte.com Website: http://www.muahangtrungquoc.net Website: http://nhapkhauuythac.net
=>> Tham khảo thêm các dịch vụ chính của Tài Lộc Logistics • Chuyển phát nhanh quốc tế • Chuyển phát nhanh đi Trung Quốc • Đặt mua hàng Trung Quốc • Vận chuyển hàng Trung Quốc • Nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc
Tài Lộc Logistics trân trọng hợp tác !
Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh được doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa để đạt được mục tiêu kinh doanh. Trong số đó, không thể không kể đến doanh nghiệp liên doanh - Joint venture. Vậy Joint venture là gì?
Hiện tại, trong thị trường Việt Nam có nhiều mô hình doanh nghiệp được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi tùy thuộc vào nguồn lực vốn cũng như lĩnh vực kinh doanh. Để hiểu hơn về những loại hình doanh nghiệp, trước tiên cần tìm hiểu về những loại hình đang tồn tại trên thị trường. Đầu tiên, cùng tìm hiểu về khái niệm joint venture là gì?
Buy Back joint venture là một hình thức liên doanh mà trong đó đầu vào được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận bởi từng đổi tác trong liên doanh hoặc bao gồm cả hai. Một công ty liên doanh mua lại được thành lập khi cơ sở sản xuất có quy mô tối thiểu cần đạt được hiệu suất hoạt động và quy mô trong khi không bên nào đủ nhu cầu để đạt được điều này. Tuy nhiên, bằng cách liên doanh thì các bên đối tác có thể xây dựng được cơ sở phục vụ cho nhu cầu của họ và đặc biệt là hưởng lợi ích về lợi thế mà quy mô mang lại.
Multistage joint venture là hình thức liên doanh mà một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng hợp tác cùng một công ty hội nhập vào mảng ngược dòng. Ví dụ cụ thể là một nhà sản xuất hàng thể thao liên kết với một nhà bán lẻ các mặt hàng thể thao, cùng hợp tác để thành lập một công ty liên doanh phân phối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên.
Từ khái niệm về liên doanh là gì cho người đọc cái nhìn bao quát hơn về loại hình công ty này. Tuy nhiên khái niệm này chưa cụ thể để phân định được ưu điểm cũng như nhược điểm của loại hình này. Ưu điểm của công ty liên doanh chính là rủi ro ít hơn vì công ty sở hữu toàn bộ vì mỗi bên đối tác chỉ chịu phần trách nhiệm và quyền hạn dựa vào phần đóng góp của mình. Công ty liên doanh tạo cơ hội cho hai bên đối tác học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi mở rộng chi nhánh sở hữu toàn bộ. Hiện nay, có một số công ty liên doanh bị đối tác liên doanh mua lại toàn bộ khi họ đã lĩnh hội đủ kinh nghiệm trên thị trường nội địa. Và công ty có thể sử dụng liên doanh để thâm nhập vào thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội hiếm có.
Ưu điểm của Joint Vetnure là gì?
Hiện nay, một số chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải chia quyền sở hữu cho một công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập công ty liên doanh. Mục tiêu chính là cải thiện khả năng cạnh tranh của những công ty trong nước với những doanh nghiệp đối tác quốc tế. Ngược lại thì chính phủ sẽ ít can thiệp nếu như việc can thiệp dẫn đến thiệt hại về kết quả kinh doanh của công ty liên doanh.
Bên cạnh đó, joint venture là sự kết hợp của hai doanh nghiệp độc lập, điều này giúp chuyên nghiệm hóa hoạt động chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp có cách thức hoạt động riêng biệt và thế mạnh sản xuất khác nhau. Khi cùng thành lập công ty liên doanh thì những yếu tố chuyên môn được tập hợp lại có chọn lọc, đồng thời tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.
Công ty liên doanh cũng là một bước giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa mối quan hệ của cả hai bên tham gia và điều này cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ chi phí sản xuất đến chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí quảng cáo,...
Xem thêm: Tổng hợp những mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công nhất
Song song với những ưu điểm, vẫn tồn tại một số nhược điểm của mô hình joint venture là gì. Vì là mối quan hệ hợp tác giữa hai bên mà liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên. Những tranh chấp này có thể xảy ra ở liên doanh 50:50 vì mỗi bên đều có quyền quản trị doanh nghiệp như nhau dẫn đến bất đồng quan điểm trong khi đưa ra quyết định cuối cùng. Những tranh chấp có thể xảy ra vì không tìm được tiếng nói chung về khoản đầu tư trong tương lai hay việc chia lợi nhuận.
Đồng thời, công ty liên doanh có thể gây ra sự mất kiểm soát khi chính quyền sở tại là một trong số các bên đối tác. Tình trạng này diễn ra ở những ngành công nghiệp nhạy cảm liên quan đến văn hóa, hay có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như cơ sở hạ tầng và an ninh quốc phòng.
Nhược điểm của Joint Venture là gì?