- Phương pháp: Phân tích tổng, hợp, so sánh (so sánh theo tiêu chí cụ thể)
- Phương pháp: Phân tích tổng, hợp, so sánh (so sánh theo tiêu chí cụ thể)
Việt Nam quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Trong đó nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 – 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.
Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến cổ làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo chiều cao. Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa rất đa dạng.
Cấu trúc địa hình Việt Nam gồm 2 hướng chính là hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
Do đó đáp án đúng cho câu hỏi đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gì là đáp án C. Đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.